Ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại

Ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại

Ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại
(PLO)- Mở đầu phần tự bào chữa bổ sung buổi chiều nay (16-1), ông Đinh La Thăng đã xin HĐXX thay đổi biện pháp ngăn chặn cho mình và một số bị cáo.
Bắt đầu giờ làm việc buổi chiều, bị cáo Đinh La Thăng tiếp tục bào chữa bổ sung. Ông Thăng đề nghị HĐXX và đại diện VKS xem xét phát biểu xác nhận của giám định viên Bộ Tài chính về việc nếu không có việc sử dụng tiền sai mục đích thì không có thiệt hại cho PVN, trong luận tội của VKS không nói tới điều này.

Ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại - ảnh 1
Bị cáo Thăng tại phiên tòa. Ảnh: PLO

Đáng chú ý, ông Thăng xin HĐXX và cơ quan công tố xem xét cho các bị cáo được thay đổi hình thức ngăn chặn, vì một số bị cáo đã được tại ngoại rồi. Một số bị cáo khác chắc không có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

“Xin HĐXX và cơ quan công tố xem xét cho các bị cáo của vụ này, bị truy tố về tội cố ý làm trái, được thay đổi hình thức ngăn chặn, vì một số bị cáo đã được tại ngoại rồi. Bị cáo và một số bị cáo khác chắc không có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội”, bị cáo Thăng nói.

Bị cáo Phùng Đình Thực (Nguyên TGĐ PVN) bào chữa: “Ba văn bản bị cáo không nhận được, điều này được chứng minh rất rõ. Với một khối lượng công việc của tập đoàn rất nhiều, số lượng công văn (năm 2011 có trên 48.000 văn bản đến và 18.000-19.000 văn bản đi), nếu tất cả văn bản này tổng giám đốc buộc phải biết thì rất khó”.
VKS đưa ra một số lời khai, các văn bản gửi đích danh ông Phùng Đình Thực phải nhận được nhưng thực tế bị cáo không nhận được là đúng.
HĐXX nhắc những bị cáo không nhắc lại những gì đã trình bày.
Bị cáo Thực tiếp: PVN có sự phân công công việc rất rõ ràng, quy định tại điều lệ của tập đoàn. Bị cáo không cố ý làm trái các quy định của Nhà nước, bị cáo không ưu ái PVC làm tổng thầu, khi phát hiện ra Hợp đồng 33 sai bị cáo đã cho kiểm tra ngay, khi phát hiện việc sử dụng tiền tạm ứng sai mục đích bị cáo đã yêu cầu hoàn lại số tiền này cho PVN.
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên phó TGĐ PVN): Bị cáo hoàn toàn nhận trách nhiệm về những sai phạm đã xảy ra, bị cáo hết sức ân hận về lỗi lầm của mình. Trong những lỗi lầm này, bị cáo hoàn toàn không tư lợi, bị cáo đã chủ động khắc phục một phần thiệt hại. Mong HĐXX, VKS ghi nhận cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ, xin cho bị cáo được hưởng sự khoan hồng.
Hiện nay bị cáo bị bệnh tim mạch và huyết áp cao. Khi khởi tố và bị bắt tạm giam, bị cáo đã phải đi cấp cứu, hiện bị cáo có rất nhiều bệnh, sức khỏe yếu. Mẹ già bị cáo năm nay đã 80 tuổi, chỉ có mình bị cáo là con trai. Hành vi của bị cáo không gây nguy hiểm gì cho xã hội.
Bị cáo nguyên là ĐBQH khóa 14, luôn có ý thức tuân thủ pháp luật, xin cho bị cáo được thay đổi biện pháp ngăn chặn.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh không phát biểu bào chữa bổ sung.

VKS đối đáp: Tranh luận liên quan đến tội tham ô tài sản, chúng tôi thấy rằng VKS đã đưa ra ý kiến phân tích, đánh giá chứng cứ hết sức khách quan, phù hợp với chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Về mặt chứng cứ không có gì mới. Những vấn đề đã được phân tích, đánh giá đủ cơ sở để xác định hành vi phạm tội của bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Chúng tôi không có ý kiến gì thêm, đề nghị HĐXX tiếp tục xét xử vụ án.

Về bào chữa của các luật sư cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh về hành vi cố ý làm trái: Đối đáp của luật sư không có gì mới, chỉ là quan điểm đánh giá chứng cứ của VKS và quan điểm đánh giá của các luật sư. Đề nghị HĐXX căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, căn cứ vào quá trình thẩm vấn công khai tại phiên tòa để quyết định.

(Theo http://plo.vn/)

“Lợi ích nhóm” thể hiện rõ trong sai phạm của Trịnh Xuân Thanh

“Lợi ích nhóm” thể hiện rõ trong sai phạm của Trịnh Xuân Thanh

Ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa. Ảnh: TTXVN
Ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa. Ảnh: TTXVN

7 đầu tài liệu để chứng minh hành vi cố ý làm trái của bị cáo Đinh La Thăng

Viện kiểm sát: Bị cáo Đinh La Thăng đã cố ý làm trái

Kiểm sát viên dẫn chứng 7 đầu tài liệu để chứng minh hành vi cố ý làm trái của bị cáo Đinh La Thăng, trong đó tập trung vào hành vi chỉ đạo, lựa chọn tổng thầu PVC sai nguyên tắc.

Sáng 15/1, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng cùng 21 bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) tiếp tục diễn ra. Hôm nay là ngày thứ 8 diễn ra phiên xử với phần đối đáp của VKS.

 VKS: Quan hệ một số bị cáo trong sai phạm ở PVN có lợi ích nhóm Theo đại diện VKS, mối quan hệ giữa một số bị cáo trong vụ án xảy ra tại PVN có lợi ích nhóm. Ông Đinh La Thăng đã ưu ái bỏ qua quy định pháp luật để chỉ định PVC làm tổng thầu.

Có lợi ích nhóm trong vụ án?

Đại diện cơ quan công tố cho biết do vụ án có nhiều bị cáo, một số bị cáo có nhiều luật sư bào chữa bày tỏ quan điểm nên để tiết kiệm thời gian, VKS sẽ trả lời theo nhóm vấn đề, sau đó đối tụng với từng câu hỏi cụ thể.

Về vấn đề PVN chỉ định PVC làm tổng thầu có đủ năng lực hay không? Tại tòa, ông Đinh La Thăng nói việc chỉ định PVC dựa theo văn bản của cơ quan cấp trên. Tuy nhiên theo VKS, văn bản của Nhà nước không đưa ra quan điểm cụ thể về dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 hay cho phép PVC làm tổng thầu. Chính phủ không có văn bản cho PVC làm tổng thầu mà yêu cầu chọn đơn vị đủ năng lực thực hiện. Do mất cân đối tài chính, PVC sử dụng nguồn tiền tạm ứng để trả nợ.

Dẫn số liệu báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh, đại diện VKS nói trong 2010, PVC đã gặp khó khăn về vốn (tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn) và có báo cáo gửi PVN để thực hiện kế hoạch cân đối lại vốn. Đại diện cơ quan công tố nói Chủ tịch HĐTV PVC biết tình trạng đơn vị, lãnh đạo PVN cũng biết thực lực tài chính PVC không lành mạnh. Tuy nhiên, trong các báo cáo của PVN gửi Chính phủ không nêu vấn đề này.

Ngoài ra, theo quan điểm của VKS, PVC không đáp ứng kinh nghiệm làm tổng thầu. Hai dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng và Nhơn Trạch 2, PVC chỉ tham gia xây dựng, không thiết kế.

Tại tòa, bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cũng thừa nhận PVC không đủ kinh nghiệm, thời điểm đó chỉ Lilama mới đủ năng lực. Do chỉ định thầu sai quy định, dự án thi công kéo dài gấp đôi thời gian dự kiến, phát sinh hàng trăm tỷ đồng.

Vien kiem sat: Bi cao Dinh La Thang da co y lam trai hinh anh 1
Đại diện cơ quan công tố tại phiên xử bị cáo Đinh La Thăng và 21 người khác. Ảnh: P.D.

Căn cứ xác định hậu quả thiệt hại cũng là một trong những vấn đề được nhiều luận sư quan tâm. Theo cơ quan giữ quyền công tố, cáo trạng và lời khai các bị cáo cho thấy việc tạm ứng, sử dụng tiền là sai quy định. Thiệt hại xác định là thiệt hại đã xảy ra với PVN. Cơ sở tính bằng lãi tiền gửi ngân hàng với mức lãi suất kỳ hạn đối với tiền tạm ứng và sử dụng sai mục đích theo quy định về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản.

“Người liên quan có trách nhiệm bồi thường”, đại diện KVS nói và cho biết số tiền thiệt hại được xác định là có lợi cho bị cáo. Quan điểm luật sư và bị cáo nói việc tạm ứng, chi tiền trái mục đích không tạo ra thiệt hại hoặc thiệt hại không đáng kể là không có cơ sở.

Theo nội dung đối tụng, ông Đinh La Thăng đưa Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận về PVC và cất nhắc giữ các vị trí quan trọng. Biết PVC không đủ năng lực kinh nghiệm nhưng ông Thăng vẫn ưu ái, bỏ qua các quy định chỉ định làm tổng thầu. Sau đó, ông Thăng chỉ đạo các bị cáo ở PVN và người liên quan ở PVPower ký hợp đồng EPC số 33 để tạm ứng tiền cho PVC trái quy định để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng sai mục đích, gây thiệt hại cho nhà nước. “Qua đó cho thấy mối quan hệ mang tính lợi ích nhóm trong vụ này”, đại diện VKS nói.

 Tội cố ý làm trái và tham ô tài sản bị xử lý thế nào? Mức phạt cao nhất của tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là 20 năm tù, còn tham ô tài sản có thể lên tới tử hình.

VKS: ‘Quá rõ rồi, đây là làm sai, cố ý’

Cũng trong sáng nay, đối đáp các quan điểm bào chữa của luật sư cho bị cáo Đinh La Thăng, đại diện VKS đã nêu các luận cứ, chứng cứ chứng minh việc bị cáo bị truy tố như VKSND Tối cao nêu là có căn cứ, chính xác.

Theo kiểm sát viên, Tập đoàn PVN do Nhà nước quản lý. Nhà nước giao cho PVN mục tiêu là kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn tại PVN và vốn PVN đầu tư tại các dự án khác… Nhà nước giao cho Đinh La Thăng là Chủ tịch HĐTV của PVN. Toàn bộ tài sản dù là nhỏ nhất của PVN được nhân dân giao phó, ủy thác cho bị cáo Đinh La Thăng để phát huy giá trị, lợi ích. Nhân dân và Nhà nước yêu cầu với các bị cáo phải tuân thủ pháp luật.

“Trong vụ án này bị cáo có tuân thủ pháp luật không, có trái, có sai không?” – đại diện VKS đặt câu hỏi. Theo kiểm sát viên, trong cáo trạng của VKSND Tối cao đã phân tích rõ nhưng các luật sư đưa ra một số luận cứ cho rằng bị cáo Thăng không có hành vi Cố ý làm trái.

“Trên cơ sở tài liệu chứng chứ có trong hồ sơ, một lần nữa tôi khẳng định có căn cứ pháp luật chứng minh hành vi Cố ý làm trái của Đinh La Thăng”, kiểm sát viên nêu trong phần đối đáp.

Vien kiem sat: Bi cao Dinh La Thang da co y lam trai hinh anh 2
Chủ tọa điều hành phiên tòa là ông Nguyễn Ngọc Huân . Ảnh: P.D.

Cũng trong phần đối cáo của mình, kiểm sát viên dẫn chứng 7 đầu tài liệu để chứng minh hành vi Cố ý làm trái của bị cáo Đinh La Thăng, trong đó tập trung vào hành vi chỉ đạo, lựa chọn tổng thầu PVC sai nguyên tắc của bị cáo từng là chủ tịch HĐTV của PVN. Kiểm sát viên cũng trích nhiều lời khai của các bị cáo Vũ Đức Thuận, Vũ Hồng Chương, trong đó thừa nhận PVC chưa bao giờ làm tổng thầu dự án nhiệt điện nào có quy mô lớn, độ khó, phức tạp như dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, chưa có kinh nghiệm điều hành, việc PVN chỉ định PVC là tổng thầu là trái luật, trái chỉ đạo của Thủ tướng… “Với các tài liệu này thì có phải bàn gì nữa về hành vi cố ý hay không cố ý, trái hay không trái”, kiểm sát viên nhấn mạnh.

Nói về việc bị cáo Đinh La Thăng đã ép tiền độ, chỉ đạo các đơn vị ký hợp đồng EPC, kiểm sát viên chia sẻ: Tôi rất buồn trong những ngày xét xử vừa qua, chứng kiến việc cấp dưới thì thừa nhận sai phạm, vi phạm, mong hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của pháp luật nhưng các bị cáo là cấp trên không nhận sai phạm. Kiểm sát viên cũng trích nhiều lời khai của bị cáo Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh… cho thấy dù dự án chưa đủ điều kiện triển khai nhưng 2 bị cáo vẫn đôn đốc PVC ký hợp đồng 33 theo chỉ đạo thúc ép, bắt buộc khởi công dự án của bị cáo Đinh La Thăng.

“Mối quan hệ giữa Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc là ở đây chứ còn đâu nữa”, kiểm sát viên nói. Vị đại diện cơ quan công tố cũng nêu bản thân bị cáo Thăng cũng trình bày với Cơ quan An ninh điều tra sau khi bị bắt rằng: Do sức ép đảm bảo tiến độ khởi công dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, tôi đã đôn đốc, ép buộc với tất cả các đơn vị trong đó có PVPower.

“Quá rõ rồi, đây là làm sai, cố ý”, kiểm sát viên đánh giá rồi công bố thêm một số tài liệu khác chứng minh việc bị cáo Thăng biết không thể ký hợp đồng EPC 33 nhưng vẫn ký.

7 ngày xét xử ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo diễn ra thế nào? Sau 7 ngày xét xử, bị cáo Đinh La Thăng và Nguyễn Xuân Sơn xin nhận trách nhiệm thay cán bộ dưới quyền vì đã để xảy ra sai phạm, còn Trịnh Xuân Thanh phủ nhận việc tham ô nhiều tỷ.

Cáo trạng xác định ông Đinh La Thăng chỉ định PVC thực hiện, ký gói thầu EPC trái quy định. Sau đó, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí chỉ đạo cấp dưới tạm ứng sai quy định hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ sai mục đích.

Nhóm cán bộ ngành dầu khí bị truy tố tội Cố ý làm trái do tham gia vào việc chỉ đạo PVC ký hợp đồng, tạm ứng và sử dụng tiền tạm ứng sai quy định. Riêng Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận và 8 người khác bị truy tố tội Tham ô tài sản do cấu kết lập hồ sơ khống để rút 13 tỷ đồng chia nhau sử dụng.

Sau gần một tuần xét xử, VKS đề nghị án 14-15 năm tù với ông Đinh La Thăng về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị là chung thân về 2 tội Tham ô và Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 20 bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 24 tháng tù treo đến 28 năm tù.

 Ông Đinh La Thăng xin nhận tội thay cấp dưới “Bị cáo xin nhận trách nhiệm cho người khác, từ anh Thực trở xuống…”, ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN nói tại tòa.
Vien kiem sat: Bi cao Dinh La Thang da co y lam trai hinh anh 3

(Theo https://news.zing.vn)

Tài xế đòi cảnh sát bồi thường 1.000 đồng vì phạt vượt đèn vàng

Cho rằng cảnh sát “bắt lỗi sai”, nam tài xế kiện ra tòa yêu cầu hai cơ quan công an hủy quyết định, xin lỗi, hoàn lại tiền phạt.

Ngày 12/1, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên phân xử vụ án ông Phạm Xuân Chúc (33 tuổi, trú Hà Nội) kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an thị xã Từ Sơn và quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh.

Sau khai mạc phiên tòa, đại diện VKSND Bắc Ninh đã đề nghị hoãn do thiếu đại diện bị đơn là ông Nguyễn Văn Long (Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh). Người đại diện khác là ông Phí Văn Thắng (Phó trưởng công an thị xã) có mặt.

HĐXX hội ý chừng 5 phút đã quyết định hoãn theo khoản 1 điều 157 Bộ luật tố tụng hành chính 2015. Phiên tòa sẽ được mở lại vào ngày 1/2 tới.

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh nơi diễn ra phiên phân xử. Ảnh: Phạm Dự.

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh nơi diễn ra phiên phân xử. Ảnh: Phạm Dự.

Trình bày lý do khởi kiện, anh Chúc cho hay ngày 2/12/2016 lái ôtô trên tỉnh lộ 277 hướng từ thị xã Từ Sơn ra đường cao tốc quốc lộ 1A. Khi qua ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, anh bị tổ CSGT công an thị xã Từ Sơn dừng xe với lỗi vượt đèn vàng. Anh Chúc bị lập biên bản phạt hành chính với nội dung “không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông”.

Cho rằng khi vượt vạch thì đang đèn vàng và việc cảnh sát xử phạt lỗi vượt đèn vàng là không đúng, ngày 5/12/2016 anh nộp đơn khiếu nại việc bị lập biên bản.

Ngày 25/1/2017, Công an Từ Sơn ký quyết định xử phạt hành chính anh với mức 1,6 triệu đồng và tước bằng lái xe 60 ngày về lỗi “không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông”, theo điểm a, khoản 5, điều 5 Nghị định 46.

Anh Chúc cho rằng quyết định này không có căn cứ pháp lý và công an ra quyết định xử phạt hành chính khi đã hết hạn nên kiện ra tòa, yêu cầu tuyên buộc Công an Bắc Ninh hủy bỏ quyết định xử phạt; Công an Từ Sơn hoàn lại 1.600.000 đồng đã nộp phạt và bồi thường 1.000 đồng.

Trả lời VnExpress, lãnh đạo công an thị xã Từ Sơn cho biết, tổ công tác đã làm đúng theo quy định của pháp luật. “Chúng tôi cũng có đủ căn cứ, tài liệu để chứng minh và mọi phán quyết thuộc về tòa án”, vị lãnh đạo nói.

Trước đó ngày 19/12/2017, ông Phạm Đức Vinh (41 tuổi) kiện Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hòa Bình vì ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lỗi đi quá tốc độ trong khu đông dân cư. Sau hơn ba tiếng nghe các bên trình bày, HĐXX bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của tài xế Vinh.

(Theo https://vnexpress.net/)

Cấp nhầm thuốc dưỡng thai thành phá thai

Tin mới cấp nhầm thuốc dưỡng thai thành phá thai

– Trong vụ đưa nhầm thuốc phá thai cho người phụ nữ đang dưỡng thai, bệnh viện đã tạm đình chỉ người cấp thuốc nhầm.

 

Trước đó dư luận xôn xao về câu chuyện của anh  Trần Đình Trung (trú xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) chia sẻ lên mạng về việc vợ anh đi dưỡng thai ở  bệnh viện sản nhi của tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 10/1 nhưng được hộ sinh cho uống nhầm thuốc phá thai khiến vợ anh bị hư thai sau khi đi siêu âm vào ngày 12/1.

Chiều ngày 12/1, trao đổi với PV, chị Lương Thị Tưởng (vợ anh Trung) cho biết:  “Trước đó khi phát hiện có thai tôi có đi đến phòng khám tư khám và được biết tôi có thai được 6 tuần và đã có tim thai. Tuy nhiên do thai yếu nên bác sĩ đã tư vấn cho tôi rằng cần vào viện dưỡng thai.

Chiều tối ngày 10/1, khi vào viện sản nhi quảng Ngãi Ngãi, tôi cũng được họ cũng chẩn đoán, kiểm tra, siêu âm nhẹ và yêu cầu nhập viện dưỡng thai và được họ cho uống thuốc dưỡng thai.

Đến sáng hôm sau, nữ hộ sinh có đem một loại thuốc đến cho tôi uống kèm theo hướng dẫn thuốc này uống cũng được mà đặt cũng được. Vì tin tưởng bác sĩ, hơn nữa tôi cũng không biết loại thuốc này là loại nào nên đã uống theo lời nữ hộ sinh.

Sau khi uống xong đến 8h tôi thấy bụng đau quằn quại, hỏi chị cùng phòng (chị này bị thư thai nên đến để cho thai ra) thì được biết tôi và chị ấy uống một loại thuốc giống nhau, nhưng khi đó thuốc cũng ngấm hết rồi.

Sau khi biết chuyện chồng tôi đã lên phòng Giám đốc hỏi và được bác sĩ, Giám đốc xuống xin lỗi. Họ giải thích nguyên nhân là do nữ hộ sinh đưa nhầm thuốc phá thai cho tôi”.

Tin moi cap nham thuoc duong thai thanh pha thai
Vợ anh Trung suy sụp tinh thần sau khi bị hư thai.

Chị Tưởng cho biết, chiều hôm nay (12/1 -PV), phía Giám đốc bệnh viện  họ đã nhận trách nhiệm và xin lỗi gia đình tôi trước ống kính. Hiện chị vẫn đang ở bệnh viện để điều trị mấy ngày nữa.

“Giờ chuyện không hay xảy ra rồi, tôi cũng sẽ bỏ qua nhưng lên tiếng để lần sau họ sẽ cẩn thận hơn trong chuyện dùng thuốc cho nhiều người sau này. Đây là đứa con vợ chồng tôi mong ngóng đã lâu nhưng giờ có kiện hay nói gì đi chăng nữa thì cũng không thể lấy cháu lại được” -Chị Tưởng khóc nói.

Tin moi cap nham thuoc duong thai thanh pha thai
Báo cáo của Sở y tế Quảng Ngãi về vụ việc

Cùng ngày trao đổi với Trưởng công an xã Nghĩa Thắng, nơi anh Trung công tác, vị Trưởng công an cho biết mới biết câu chuyện xảy ra với gia đình anh Trung.

“Sau khi biết tin vợ mang bầu, anh Trung vui lắm. Điều kiện kinh tế của gia đình anh Trung cũng không phải quá khó khăn nhưng đứa con này vợ chồng anh ấy đã mong mỏi từ lâu. Hiện anh Trung có một cháu gái mới được 4 tuổi” -Trưởng công an xã nói.

Tin moi cap nham thuoc duong thai thanh pha thai
Báo cáo của Sở y tế Quảng Ngãi về vụ việc

Sau khi xảy ra sự việc, ông Nguyễn Tấn Đức, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi, cho biết: “Chiều ngày hôm nay (12/1 -PV),  tôi đã tổ chức gặp mặt và thông tin chính thức về trường hợp này.

Tôi cũng nhận lỗi vì xảy ra thiếu xót này, ngoài ra tôi đến trực tiếp bệnh viện nhận lỗi và động viên người nhà anh Trung. Ngoài ra tôi đã chỉ đạo cho bệnh viện tiếp tục theo dõi điều trị tốt cho bệnh nhân.

 Đối với bệnh viện sản nhi, tôi chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm về quản lý, điều hành của ban Giám đốc.  Với nữ hộ sinh đưa nhầm thuốc, chúng tôi đã đề nghị Bệnh viện sản nhi tạm đình chỉ công tác chuyên môn, sau đó xử lý theo quy định”.

(Hồng Nhung – http://baodatviet.vn/)

Nâng mũi xong xanh lét, bác sĩ tá hoả gắp ra cả đống chỉ

Nâng mũi xong xanh lét, bác sĩ tá hoả gắp ra cả đống chỉ

BS Lê Quốc Vương, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (BV Bỏng quốc gia) cho biết, nữ bệnh nhân 28 tuổi, Hà Nội đến khoa khám trong tình trạng mũi xanh đen, khó chịu.

Bệnh nhân kể, do mũi thấp nên trước đó có một thẩm mỹ viện gần nhà để nâng với tổng chi phí 15 triệu đồng theo phương pháp căng chỉ nilon. Nhân viên thẩm mỹ tư vấn phương pháp này an toàn hơn tiêm filler hay bơm silicon.

Nâng mũi,biến chứng nâng mỹ,thẩm mỹ viện,làm đẹp
Hàng trăm sợi chỉ được gắp ra từ mũi bệnh nhân

Sau nâng mũi, cô gái luôn cảm thấy mũi khó chịu. Sau vài tuần, phần da mũi chuyển màu xanh lam ngày càng đậm, thậm chí còn bị gọi là “tắc kè xanh”.

Khi quay lại thẩm mỹ viện để kiểm tra, cô gái được giải thích màu xanh do bị tụ máu bầm, sau một thời gian sẽ tan hết. Không yên tâm, cô gái vào BV kiểm tra.

BS Vương cho biết, sau thăm khám, anh đã gỡ ra một búi chỉ nilon màu xanh lên tới hàng trăm sợi, đan chặt trong mũi bệnh nhân. Đây là loại chỉ không được dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ mà chỉ dùng khâu ngoài da.

Một số cơ trong mũi đã bị xơ hoá, buộc bác sĩ phải nạo bỏ và dùng kháng sinh chống nhiễm trùng. Sau rút chỉ, dáng mũi bệnh nhân cũng thay đổi, không còn giữ được hình dáng ban đầu. Để phẫu thuật tạo hình lại, cần chờ thêm vài tháng để vết thương lành.

Theo BS Vương, trong phẫu thuật thẩm mỹ có dùng chỉ để nâng mũi nhưng phải là chỉ tự tiêu và chỉ áp dụng cho những trường hợp đã có sống mũi cao sẵn, muốn chỉnh thêm cho đẹp, sắc nét hơn, tuyệt đối không dùng các loại chỉ khâu vết thương thông thường.

(Theo http://vietnamnet.vn/)

Viện Kiểm sát đề nghị mức án 14-15 năm tù cho ông Đinh La Thăng

Chiều nay (11-1), Viện Kiểm sát đã công bố quan điểm luận tội và đưa ra đề nghị mức án cho 22 bị cáo trong vụ án cố lý làm trái và tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Chiều 11-1, sau khi nêu quan điểm luận tội, đại diện Viện KSND TP Hà Nội đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) 14-15 năm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC, bị đề nghị 13-14 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và chung thân về tội “Tham ô tài sản”. Tổng hình phạt là chung thân.

Bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng Giám đốc PVC) bị đề nghị từ 8 đến 9 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 18 đến 19 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Tổng hình phạt: 26 – 28 năm tù.

Các bị cáo bị đề nghị tuyên phạt về tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gồm: Phùng Đình Thực (nguyên Tổng Giám đốc PVN) bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù; Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN) bị đề nghị từ 10-11 năm tù; Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó TGĐ PVN) bị đề nghị 10-11 năm tù; Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng – Trưởng Ban Tài chính Kế toán PVN) bị đề nghị 10-11 năm tù; Lê Đình Mậu (Phó Trưởng Ban Tài chính Kế toán Kiểm toán PVN) bị đề nghị từ 7-8 năm tù; Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng Ban QLDA NMNĐ Thái Bình 2) bị đề nghị từ 2-3 năm tù treo; Trần Văn Nguyên (nguyên Kế toán trưởng Ban QLDA NMNĐ Thái Bình 2): bị đề nghị 2-3 năm tù treo; Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT PVC): bị đề nghị 8-9 năm tù; Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó TGĐ PVC): bị đề nghị 7-8 năm tù; Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng PVC): bị đề nghị 6-7 năm tù; Trương Quốc Dũng (nguyên Phó TGĐ PVC): bị đề nghị từ 17- 18 tháng tù.

Các bị cáo bị đề nghị tuyên phạt về tội “Tham ô tài sản” gồm: Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó TGĐ PVC): bị đề nghị 18-19 năm tù; Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC): bị đề nghị 13-14 năm tù; Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh Văn phòng PVC): bị đề nghị từ 13-14 năm tù; Nguyễn Thành Quỳnh (Giám đốc Kỹ thuật Công nghệ, TCT CP Miền Trung): bị đề nghị từ 8-9 năm tù; Lê Thị Anh Hoa (Giám đốc Cty TNHH MTV Quỳnh Hoa) bị đề nghị 30-36 tháng tù treo; Nguyễn Đức Hưng (nguyên Kế toán trưởng Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch) bị đề nghị 30-36 tháng tù treo; Lê Xuân Khánh (nguyên Trưởng phòng kinh tế Kế hoạch của Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC) bị đề nghị 30-36 tháng tù treo; Nguyễn Lý Hải (nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật Ban ĐHDA Vũng Áng – Quảng Trạch) bị đề nghị 30 đến 36 tháng tù treo.

Theo (http://www.nhandan.com.vn)

Điểm lại sự kiện nổi bật trong lĩnh vực lao động – tiền lương năm 2017

1. Mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức

Từ 01/01/2017 – 30/06/2017: 1.210.000 đồng/tháng

Từ 01/07/2017 – 30/06/2018: 1.300.000 đồng/tháng.

Cách tính mức lương và phụ cấp từ ngày 01/07/2017 – 31/12/2017 như sau:

Mức lương thực hiện từ 01/07/2017 = Mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức lương thực hiện từ 01/07/2017 = Mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp thực hiện từ 01/07/2017 = (Mức lương thực hiện từ 01/07/2017 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ 01/07/2017 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ 01/07/2017 (nếu có)) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

– Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Từ 01/07/2018 trở đi: 1.390.000 đồng/tháng.

Căn cứ Nghị định 47/2017/NĐ-CPThông tư 02/2017/TT-BNVNghị quyết 49/2017/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018

2.  Mức lương tối thiểu vùng áp dụng trong năm 2017

Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng.

Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng.

Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng.

Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng.

Bước sang năm 2018, mức lương tối thiểu vùng sẽ là:

Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng.

Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng.

Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng.

Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng.

Căn cứ Nghị định 153/2016/NĐ-CPNghị định 141/2017/NĐ-CP.

3. Giảm mức đóng BHXH từ ngày 01/06/2017 đối với người sử dụng lao động

Theo đó, thay vì mức đóng là 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc 1% trên mức lương cơ sở vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì từ ngày 01/6/2017, mức đóng nêu trên giảm còn 0.5%.

Căn cứ Nghị định 44/2017/NĐ-CP.

4. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 01/07/2017

Theo đó, tăng thêm 7.44% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2017.

Cụ thể công thức tính như sau:

Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7/2017 = Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp tháng 6/2017 x 1,0744

Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng từ 01/7/2017 = Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6/2017 x 1,0744

Căn cứ Nghị định 76/2017/NĐ-CPThông tư 18/2017/TT-BLĐTBXHThông tư 04/2017/TT-BNVThông tư 242/2017/TT-BQP,

5. Bảng lương và phụ cấp dành cho công nhân viên chức quốc phòng

* Bảng lương:

LOI, NHÓM, HSỐ LƯƠNG

BẬC LƯƠNG

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Loại A

Nhóm 1

Hệ số lương

3,50

3,85

4,20

4,55

4,90

5,25

5,60

5,95

6,30

6,65

Nhóm 2

Hệ số lương

3,20

3,55

3,90

4,25

4,60

4,95

5,30

5,65

6,00

6,35

Loại B

Hệ số lương

2,90

3,20

3,50

3,80

4,10

4,40

4,70

5,00

5,30

5,60

Loại C

Hệ số lương

2,70

2,95

3,20

3,45

3,70

3,95

4,20

4,45

4,70

4,95

* Phụ cấp:

– Phụ cấp thâm niên vượt khung;

– Phụ cấp khu vực;

– Phụ cấp đặc biệt;

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;

– Phụ cấp trách nhiệm công việc;

– Phụ cấp công vụ:

– Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:

Căn cứ Nghị định 19/2017/NĐ-CP.

6. Bãi bỏ yêu cầu nộp CMND hoặc CCCD khi làm thủ tục vay vốn hỗ trợ việc làm

Cụ thể là đối với thủ tục cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với người lao động và thủ tục cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh.

Căn cứ Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2017.

7. Bãi bỏ yêu cầu nộp Giấy khai sinh khi làm thủ tục hưởng chế độ thai sản

Cụ thể, bãi bỏ yêu cầu nộp các giấy tờ sau đây khi làm thủ tục hưởng BHXH, BHYT:

– Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con; Bản sao Giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao Giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết khi làm thủ tục hưởng chế độ thai sản

– Bản sao Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử hoặc bản sao Quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi làm thủ tục giải quyết hưởng chế độ tử tuất, hưởng trợ cấp đối với nhà giá đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên.

– Bản sao hộ khẩu thường trú  tại nơi cư trú mới; bản sao CMND/hộ chiếu khi làm thủ tục giải quyết di chuyển đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và người chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ tỉnh này đến tỉnh khác.

– Giấy khai sinh khi làm thủ tục giải quyết điều chỉnh thông tin về nhân thân đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, điều chỉnh, hủy quyết định, chấm dứt hưởng BHXH.

– Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử khi làm thủ tục truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng hoặc trợ cấp một lần của người hưởng đã chết nhưng còn những tháng chưa nhận.

– Giấy khai sinh đối với trẻ em dưới 6 tuổi khi KCB BHYT hoặc thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT.

Căn cứ Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2017.

8. Thay đổi mức chuẩn tính trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công cách mạng

Cụ thể là 1.417.000 đồng.

Căn cứ Nghị định 70/2017/NĐ-CP.

9. Thay đổi cách đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức

Xem chi tiết tại đây.

Căn cứ Nghị định 88/2017/NĐ-CP.

10. Hướng dẫn cấp giấy phép lao động qua mạng

Bước 1: Khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động qua mạng

Lưu ý hồ sơ cấp phép phải chuyển đổi sang dạng pdf, doc, docx hoặc jpg đảm bảo phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy và được chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử.

Bước 2: Cơ quan cấp phép trả lời kết quả trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 3:  Nếu trả lời kết quả hồ sơ trực tuyến phù hợp thì người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện bản gốc hồ sơ để kiểm tra, đối chiếu và lưu theo quy định.

Bước 4: Nhận lại hồ sơ gốc kèm giấy phép lao động trong vòng 8 giờ làm việc kể từ khi cơ quan cấp phép nhận được hồ sơ gốc.

Căn cứ Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH.

(Theo https://danluat.thuvienphapluat.vn/)

Đề xuất bắt buộc công dân hiến máu 1 lần/năm

Đề xuất bắt buộc công dân hiến máu 1 lần/năm

Dân trí Trong dự án Luật về máu và tế bào gốc vừa gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Y tế đề xuất quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu hoặc quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.
Một hoạt động hiến máu tình nguyện diễn ra tại tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Công Bính)

Một hoạt động hiến máu tình nguyện diễn ra tại tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Công Bính)

Báo cáo đánh giá tác động dự án Luật về máu và tế bào gốc phục vụ cuộc họp do Bộ Tư pháp tổ chức sắp tới, cho rằng máu và các chế phẩm từ máu là loại thuốc đặc biệt, chỉ được lấy từ người và đến nay mặc dù các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm các chất thay thế máu nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Do vậy, máu người vẫn là nguồn nguyên liệu chính để cấp cứu và điều trị bệnh nhân trong giai đoạn trước mắt.

Theo tính toán lý thuyết của Tổ chức Y tế Thế giới (WHaO), ở các nước đang phát triển, dựa trên số dân của mỗi nước, cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm. Để giải quyết tình trạng thiếu máu và bảo đảm an toàn truyền máu, Chính phủ các nước đã đề xuất việc ban hành Luật Hiến máu (Blood Donation Law) hoặc các luật khác có liên quan đến vấn đề hiến máu tình nguyện không lấy tiền như: Luật truyền máu, Luật cấm buôn bán máu…. Sau khi Luật hiến máu được Quốc hội các nước ban hành, tình trạng khan hiếm máu cho cấp cứu và điều trị đã cơ bản được giải quyết.

Chính vì thế, trong dự án Luật về máu và tế bào gốc, Bộ Y tế đề xuất 2 giải pháp về nghĩa vụ của công dân liên quan đến hiến máu.

Giải pháp 1, quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu;

Giải pháp 2, quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.

Theo Bộ Y tế, việc hiến máu được thực hiện trên cơ sở cân nặng của người hiến máu: Người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500 ml mỗi lần.

Bộ Y tế khẳng định cả hai giải pháp đều không có tác động đến tăng chi cho Nhà nước mà chỉ tăng chi cho Quỹ bảo hiểm y tế với mức tăng chi bình quân khoảng 500 tỷ/năm.

Với dân số khoảng khoảng 90 triệu người, nếu áp dụng chính sách thứ nhất thì một năm sẽ có khoảng 46 triệu người phải tham gia hiến máu (trừ 30,3 triệu công dân dưới 18 tuổi và khoảng 14,2 triệu người mắc các bệnh không thể hiến máu).

Việc quy định hiến máu là nghĩa vụ của công dân có mặt tích cực là giúp cho có nguồn máu đầy đủ và ổn định. Nếu thực hiện chính sách này thì hằng năm sẽ tiêu tốn khoảng 4.180 tỷ đồng, trong đó: Quỹ bảo hiểm y tế sẽ phải tăng chi khoảng 400 tỷ/năm, chủ sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoảng 3.200 tỷ để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà người lao động sự dụng để đi hiến máu và bản thân người lao động sẽ phải bỏ ra tên 580 tỷ cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu.

Còn nếu coi việc hiến máu là tự nguyện và trong điều kiện lý tưởng là có 18,2 triệu người hiến máu tình nguyện trong một năm thì hằng năm sẽ tiêu tốn khoảng 2.000 tỷ, trong đó: Quỹ bảo hiểm y tế sẽ phải tăng chi thêm khoảng 524 tỷ/năm, chủ sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoảng 1.250 tỷ để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà người lao động sử dụng để đi hiến máu và bản thân người lao động sẽ phải bỏ ra trên 217 tỷ cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu.

Theo nghiên cứu của cơ quan đề xuất dự án luật, toàn bộ các quốc gia có ban hành Luật về máu thì không có quốc gia nào quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, kể cả Trung Quốc.

Luật hiến máu của Trung Quốc quy định: “Các cơ sở, ban ngành Nhà nước, quân đội, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các đơn vị, Ủy ban dân cư và Ủy ban thôn xóm cần huy động và tổ chức cán bộ nhân dân của đơn vị mình đi hiến máu nếu ở độ tuổi phù hợp”. Theo đó các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong hệ thống nhà nước phải có trách nhiệm tham gia hiến máu và nguồn máu này được lưu trữ và sử dụng phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho toàn dân chứ cũng không quy định nghĩa vụ bắt buộc hiến máu.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng giải pháp 1 sẽ xuất hiện một lượng máu dư thừa khá lớn không cần thiết là khoảng dần 28 triệu. Việc sử dụng giải pháp 1 cũng làm tăng chi phí của xã hội lên gấp đôi so với việc sử dụng giải pháp 2.

Từ những phân tích trên, Bộ Y tế cho rằng nên lựa chọn giải pháp 2 để vừa phù hợp với thực tiễn, phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước và xã hội. Bên cạnh đó, do nội dung của các chính sách được xác định có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân vì vậy theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì thẩm quyền ban hành chính sách thuộc Quốc hội.

Bộ Y tế cho biết, tỷ lệ hiến máu (bao gồm hiến máu toàn phần và thành phần máu) trên dân số toàn quốc năm 2015 là 1,27%, tăng 13,5% so với tỷ lệ hiến máu/dân số năm 2014. Đây là số liệu đáng lưu ý vì căn cứ vào Quyết định số 1208/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015 đã quy định: “Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ dân số hiến máu tự nguyện đạt 1,3%, đến năm 2020 tỷ lệ dân số hiến máu tự nguyện đạt 2%”.

Đến nay, toàn quốc hiện có nhiều cơ sở y tế tham gia tiếp nhận hiến máu với quy mô rất đa dạng, hiện có 60 cơ sở thực hiện tiếp nhận hiến máu. Xét về thực tế hoạt động trong nhiều năm qua, mỗi cơ sở truyền máu chỉ có thể bắt đầu đảm đương được vai trò là trung tâm truyền máu khu vực, khi lấy máu đạt trên 50.000 đơn vị/năm – tối thiểu tiếp nhận 150 đơn vị máu mỗi ngày.

(Thế Kha – http://dantri.com.vn/)

Cho người chết “sống lại”, đeo kính, hút thuốc chụp ảnh cùng gia đình

Cho người chết “sống lại”, đeo kính, hút thuốc chụp ảnh cùng gia đình

authorĐăng Nguyễn – Daily Star Thứ Ba, ngày 09/01/2018 05:55 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Đối với nhiều người, người chết nên được đem chôn cất và yên nghỉ vĩnh hằng, nhưng có một bộ lạc ở Indonesia muốn người thân ở lại, ngay cả khi họ đã chết.

cho nguoi chet "song lai", deo kinh, hut thuoc chup anh cung gia dinh hinh anh 1

Xác chết được mặc quần áo, hút thuốc như khi còn sống.

Theo Daily Star, tại làng Torja ở miền nam của đảo Nam Sulawesi, Indonesia, có một bộ lạc với tập tục để người chết “sống” cùng thân nhân như lúc còn sống.

cho nguoi chet "song lai", deo kinh, hut thuoc chup anh cung gia dinh hinh anh 2

Cứ ba năm mỗi lần, người Tarajan lại đào thi thể của người thân lên, trang điểm và mặc cho họ những quần áo thời trang mới.

Các thành viên còn sống trong bộ tộc cũng chụp ảnh cùng thi thể, dù đó là người đã chết nhiều năm.

cho nguoi chet "song lai", deo kinh, hut thuoc chup anh cung gia dinh hinh anh 3

Có những thi thể còn được đeo kính chống nắng, dùng điện thoại di động và thậm chí còn “hút” thuốc lá. Theo nghi lễ truyền thống được thực hiện hàng thế kỷ qua, bộ tộc Tarajan tin rằng linh hồn của những người chết được chăm sóc sẽ ban phước lành cho họ.

cho nguoi chet "song lai", deo kinh, hut thuoc chup anh cung gia dinh hinh anh 4

Cứ ba năm một lần, người Tarajan lại đào thi thể của người thân lên, trang điểm và mặc cho họ những quần áo thời trang mới.

Trong một bức ảnh, người đàn ông “hút” thuốc thực tế đã qua đời từ năm 1977. Nghi lễ cũng là cách để họ tưởng nhớ người thân quá cố.

Truyền thống này bắt nguồn từ một thợ săn tên Pong Rumasek. Ông tìm thấy một tử thi bị bỏ rơi bên dưới một cái cây trong rừng. Thợ săn dùng quần áo của mình mặc cho thi thể và chôn cất. Sau đó, thợ săn gặp nhiều may mắn trong cuộc đời.

cho nguoi chet "song lai", deo kinh, hut thuoc chup anh cung gia dinh hinh anh 5

Ngoài việc cho người chết “sống” lại, bộ tộc Tarajan còn dùng nghi lễ này để thay đổi quan tài, giúp tử thi không bị phân hủy quá nhiều. Khi đưa thi thể lên mặt đất, họ đeo mặt nạ phẫu thuật để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn.

cho nguoi chet "song lai", deo kinh, hut thuoc chup anh cung gia dinh hinh anh 6

Bộ tộc Tarajan hiện có khoảng 650.000 người, theo đạo Hồi hoặc đạo Thiên chúa, song một số người vẫn theo tôn giáo Aluk Todolo (hay còn gọi là Con đường của tổ tiên).

cho nguoi chet "song lai", deo kinh, hut thuoc chup anh cung gia dinh hinh anh 7

Đại gia đình chụp ảnh cùng xác người thân đã khuất.

Chính quyền Indonesia hiện chưa cấm phong tục truyền thống này, nhưng bệnh dịch cái cái chết đen mới xảy ra ở Madagascar cũng được cho là bắt nguồn phong tục sống cùng xác chết.

Dịch hạch bùng phát ở Madagascar cuối năm 2017 đã khiến hơn 1.300 người mắc bệnh và ít nhất 124 người thiệt mạng.

(Theo http://danviet.vn/)