Ông Trịnh Xuân Thanh phủ nhận tham ô 4 tỷ đồng tiêu Tết

Ông Trịnh Xuân Thanh phủ nhận tham ô 4 tỷ đồng tiêu Tết

Chiều nay, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo về tội Cố ý làm trái và Tham ô tiếp tục với phần xét hỏi.

Theo cáo buộc, Trịnh Xuân Thanh đề ra chủ trương cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.

Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị can Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC), Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVC) và Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh văn phòng PVC) trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.

Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh,Vũ Đức Thuận,Xét xử Đinh La Thăng,Vụ án Đinh La Thăng,xử Đinh La Thăng,xét xử Trịnh Xuân Thanh
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa sáng nay. Ảnh: TTXVN

Tại tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC) khai, anh ta vốn rất quý bị cáo Nguyễn Anh Minh, coi Minh như người em trong gia đình.

Năm 2006, ông Đinh La Thăng đưa Trịnh Xuân Thanh về PVN, lúc này bị cáo Minh hay lên phòng Thanh và có hỏi Thanh “có cần tiền tiêu Tết không”. Lúc đó Trịnh Xuân Thanh nói với bị cáo Minh: Tao không cho mày tiền thì thôi, mày đưa tiền gì cho anh.

“Vì vậy, không có chuyện bị cáo chỉ đạo Minh”, bị cáo Thanh nói.

Đối chất tại tòa, bị cáo Minh khai: Bị cáo phải thực hiện chủ trương của Chủ tịch HĐQT PVC về việc phải kiếm 5 tỷ đồng lo Tết. Trong một lần đến nhà bị cáo Thanh ăn Tết, Minh thấy Trịnh Xuân Thanh lấy túi tiền trong tủ. Minh hỏi tiền gì thì Trịnh Xuân Thanh nói đó là tiền mà Minh đã đưa trước đó.

Trước lời khai trên của bị cáo Minh, Trịnh Xuân Thanh trình bày: Bị cáo xin lỗi vì đã cười vô lễ, nhưng xin lỗi chủ tọa, cái tủ mà anh Minh nhắc đến là tủ giày. Hồi đó là dịp Tết, bị cáo kéo nhiều người về nhà ăn lẩu, không có chuyện bị cáo để mấy tỷ trong cái tủ giày như thế. Theo lời khai của bị cáo Minh, lời khai của các bị cáo khác về số tiền là có mâu thuẫn.

Đối chất tại tòa, anh Nguyễn Văn Kế (lái xe của bị cáo Minh) xác nhận lại lời khai của mình. Anh Kế khai có đưa bị cáo Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban Điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC) đi rút tiền. Tiền được để trong 2 túi. Bị cáo Minh nói để lại cho Minh 1 tỷ đồng, còn lại chuyển cho lái xe của bị cáo Thanh.

Trước sự xác nhận của anh Kế, Trịnh Xuân Thanh cho rằng, sao anh Kế đưa tiền cho lái xe của mình lại nói là đưa quà. “Đề nghị tòa xem xét lời khai của nhân chứng. Bị cáo lúc nào cũng có nhiều túi quà người khác cho đầy trong xe và bị cáo cũng mua sẵn nhiều gói quà Tết để trong xe rất nhiều”, lời Trịnh Xuân Thanh.

Trước thái độ không nhận tội của Trịnh Xuân Thanh, HĐXX trích lời khai của anh Toàn (lái xe của Trịnh Xuân Thanh) tại cơ quan điều tra: Chiều 13/1/2012, anh Kế lái xe của Nguyễn Anh Minh gọi tôi xuống. Anh Kế mở cửa xe lấy túi đưa sang xe của tôi và nói “Chuyển túi này cho sếp Thanh”.

Khoảng 5 phút sau, anh Thanh gọi điện bảo đưa anh về. Tôi có báo cáo việc anh Kế đưa túi đồ. Khi đưa anh Thanh về, anh Thanh ngồi ghế sau ô tô, cầm túi đồ đi vào nhà. Tôi quay xe về cơ quan và không thấy túi kia đâu nữa.

Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh,Vũ Đức Thuận,Xét xử Đinh La Thăng,Vụ án Đinh La Thăng,xử Đinh La Thăng,xét xử Trịnh Xuân Thanh
Ảnh: TTXVN

Trước lời khai của lái xe, Trịnh Xuân Thanh trình bày: Hôm nay tôi mới được nghe lời khai này. Nhưng tôi chưa bao giờ về nhà lúc 3h chiều mà toàn 8h mới về tới nhà. Không bao giờ anh Toàn đưa tôi về nhà xong lại quay xe về cơ quan cất xe. Bởi tôi cho anh Toàn đi xe về nhà, gửi xe ở Tây Hồ cho đỡ tốn tiền xăng. Tôi không hiểu sao anh Toàn khai vậy. Số tiền lớn thế tôi không quên được.

Trả lời câu hỏi vì sao bị cáo yêu cầu gia đình bồi thường 4 tỷ đồng, Trịnh Xuân Thanh cho rằng, vì bị cáo cảm thấy có trách nhiệm trước chuyện xảy ra ở PVC nên đã tự nguyện khắc phục 4 tỷ đồng.

Tại tòa, em trai Trịnh Xuân Thanh cho hay, gia đình đã nộp 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả và cố gắng trong thời điểm gần nhất nộp 4 tỷ để khắc phục hậu quả cho Trịnh Xuân Thanh.

Khi được hỏi, anh Trịnh Hùng Cường (con trai Trịnh Xuân Thanh) khẳng định, CQĐT có thu 2 căn hộ và chiếc ô tô đứng tên anh. Tiền mua xe ô tô là anh Cường được mẹ cho. Còn tiền mua 2 căn hộ là tiền được ông bà cho, tặng.

(Theo http://vietnamnet.vn/)

Ô tô năm 2018 hết đường giảm giá

Diễn biến mới, ô tô năm 2018 hết đường giảm giá

Liên quan đến việc sửa các luật thuế, Bộ Tài chính đang tính toán các phương án liên quan đến việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô.

Khoản 1 Điều 6 Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt quy định, đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.

Nhưng theo đánh giá của Bộ Công Thương thì quy định nêu trên chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chưa tạo điều kiện cho hàng sản xuất trong nước cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.

giá ô tô,ô tô nhập khẩu,công nghiệp ô tô,thuế ô tô,ô tô lắp ráp trong nước,ô tô made in Vietnam,Bộ Công Thương,Bộ Tài chính,linh kiện ô tô
Cơ hội giảm giá ô tô “made in Việt Nam” sẽ khó khăn hơn.

Do vậy, ngày 28/4/2017, Bộ Công Thương đã có báo cáo số 34/BC-BCT về đánh giá ngành sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam và các giải pháp phát triển. Trong đó, có báo cáo liên quan đến tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp so với mục tiêu đề ra.

Vì thế, Bộ Công Thương đề xuất thay đổi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước theo hướng không tính thuế tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước (linh kiện, phụ tùng). Điều này nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩn sản xuất lắp ráp trong nước, khuyến khích các hãng xe nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng được sản xuất trong nước.

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án liên quan giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô,

Phương án 1: Giá tính thuế tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống được thực hiện theo quy định hiện hành. Theo đó, giá tính thuế tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra (không trừ giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước).

Phương án 2: Thực hiện theo phương án đề xuất của Bộ Công Thương, theo đó, giá tính thuế tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước. Nếu thực hiện theo phương án này, giá ô tô do các nhà máy trong nước sản xuất sẽ có cơ hội giảm giá càng nhiều nếu tỷ lệ linh kiện “made in Việt Nam” càng lớn.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính thấy rằng phương án này chưa phù hợp với các Quy tắc đối xử quốc gia (NT) nêu tại Điều III, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT.

Cụ thể: Điều III khoản 1: Các bên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy tắc yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy định định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác định, không được áp dụng với sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.

Điều III khoản 5: Không một bên ký kết nào sẽ áp dụng hay duy trì một quy tắc định lượng nội địa nào pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm tính theo khối lượng cụ thể hay theo tỷ lệ, trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi một khối lượng hay tỷ lệ nhất định của bất cứ một sản phẩm nào chịu sự điều chỉnh của quy tắc đó phải được cung cấp từ nguồn nội địa. Thêm vào đó, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng quy tắc định lượng trong nước theo cách nào khác trái với các nguyên tắc đã quy định tại khoản 1.

Điều này có nghĩa, nếu thực hiện theo phương án Bộ Công Thương đề xuất thì sẽ tạo ra phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, dẫn đến vi phạm cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo phương án 1, tức là không có thêm ưu đãi riêng cho xe sản xuất trong nước sử dụng linh kiện “made in Việt Nam”.

Vì thế, cơ hội để ô tô sản xuất trong nước dùng nhiều linh kiện trong nước có cơ hội giảm giá là rất mong manh. Ô tô giá rẻ thêm một lần khó thành hiện thực.

(Lương Bằng – http://vietnamnet.vn/)

Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức

Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức

TTO – Lý do ông Đoàn Ngọc Hải – phó chủ tịch UBND quận 1, TP HCM – nộp đơn xin từ chức là “không thực hiện được lời hứa trước nhân dân”.

Ông Đoàn Ngọc Hải (đứng giữa) trong một lần xuống đường dẹp vỉa hè – Ảnh: LÊ PHAN

Hôm nay 8-1, đại diện UBND quận 1 TP.HCM xác nhận ông Đoàn Ngọc Hải – phó chủ tịch UBND quận này – vừa nộp đơn xin từ chức.

Trong lá đơn nộp tại cuộc họp kiểm điểm của thường trực UBND quận 1, ông Hải giải trình từ tháng 3-2016, ông chính thức phụ trách lĩnh vực đô thị và nhận thấy ở quận 1 tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp.

Quản lý trật tự đô thị, trong đó có quản lý trật tự lòng, lề đường do đó là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung sức lực và thời gian để giải quyết dứt điểm.

“Từ tháng 1 đến tháng 10-2017, công tác lập lại trật tự lòng, lề đường quận 1 đã tạo hiệu ứng lớn cho cả nước, Thủ tướng Chính phủ đánh giá tốt và chỉ đạo các địa phương khác thực hiện”, ông Hải viết trong đơn.

Nhưng “việc xử lý hành vi lấn chiếm lòng, lề đường đã động chạm đến lợi ích rất to lớn hàng ngàn tỉ của các bãi ôtô, xe gắn máy, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh mặt tiền… và một bộ phận không nhỏ cán bộ cộng sinh trong đó”.

Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức - Ảnh 2.
Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức - Ảnh 3.

Đơn xin từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải – Ảnh: QUANG KHẢI

Trong đơn, ông Hải cho biết khi nhìn lại ông thấy mình “không thực hiện được lời hứa trước nhân dân và kỳ vọng của đồng chí lão thành cách mạng sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề này, vì thế tôi xin từ chức phó chủ tịch quận 1”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 8-1, ông Huỳnh Thanh Hải – Bí thư quận ủy quận 1, TP.HCM cho biết đến thời điểm này ông vẫn chưa nhận được đơn của ông Hải nên chưa thể có ý kiến gì.

Thái độ kiên quyết của ông Đoàn Ngọc Hải khi chỉ huy xử lý lấn chiếm vỉa hè ở quận 1 ngày 24-2-2017 – Video: THUẬN THẮNG – LÊ PHAN

“Lời hứa” mà ông Hải nói đến chính là tuyên bố ngày 20-2-2017 trước nhân dân và đoàn công tác xử lý vi phạm trật tự đô thị: “Từ đây đến cuối năm không làm được, tôi sẽ cởi áo về vườn không làm nữa, chứ không làm theo phong trào, đánh trống bỏ dùi để nổi tiếng”.

Đến ngày 14-10-2017, chủ tịch UBND Q.1 Trần Thế Thuận ký quyết định lập tổ liên ngành trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quận. Theo đó, ông Đoàn Ngọc Hải không được tự ý xuống đường giải quyết vi phạm nữa.

Quyết định này đã chấm dứt giai đoạn công tác kiểm tra tự đô thị, an toàn giao thông trên địa bàn quận được giao gần như toàn quyền cho ông Đoàn Ngọc Hải.

Trong giai đoạn này, ông Hải dẫn đầu đoàn kiểm tra trực tiếp xử lý hàng ngàn trường hợp vi phạm, thậm chí đề xuất giáng chức, luân chuyển công tác một số cán bộ phường không làm tốt công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn, để tình trạng tái lấn chiếm diễn ra. Cách làm của ông tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Cuối đơn, ông Hải nói khi trở lại làm công dân bình thường sẽ dành thời gian nhiều hơn để suy nghĩ về các giải pháp “căn cơ”, “nhân văn”, “không làm ảnh hưởng đến mưu sinh của người nghèo” trong việc dẹp vỉa hè.

(theo https://tuoitre.vn)

Điểm mới các Nghị định nổi bật có hiệu lực từ 01/01/2018

1. Hướng dẫn chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần

Nghị định 126/2017/NĐ-CP hướng dẫn xử lý tài sản thừa hoặc thiếu so với giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đối với doanh nghiệp không còn vốn Nhà nước sau khi cổ phần hóa như sau:

– Đối với tài sản thừa: Thực hiện bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.

– Đối với tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.

Nghị định 126/2017/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011; Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015.

2. Quy định về báo cáo hàng quý đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số

Nghị định 122/2017/NĐ-CP quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả với doanh nghiệp kinh doanh xổ số; Sở giao dịch Chứng khoán (CK) & Trung tâm lưu ký CK Việt Nam.

Theo đó, định kỳ hàng quý, kết thúc năm, doanh nghiệp kinh doanh xổ số phải lập và gửi các báo cáo sau:

– Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh (Mẫu số 01/BCXS).

– Báo cáo tình hình tiêu thụ vé (Mẫu số 02/BCXS ).

– Báo cáo tình hình thực hiện kỳ hạn nợ và đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của đại lý xổ số (Mẫu số 03/BCXS).

– Báo cáo tình hình chi trả hoa hồng đại lý xổ số và chi ủy quyền trả thưởng của đại lý xổ số (Mẫu số 04/BCXS).

– Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước (Mẫu số 05/BCXS).

– Báo cáo doanh thu thực tế phát sinh theo từng địa bàn tỉnh, thành phố có phát hành xổ số điện toán và tình hình phân bổ, nộp ngân sách các tỉnh hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán của Vietlott (Mẫu số 06/BCXS).

Xem nội dung chi tiết các biểu mẫu báo cáo trên tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 122/2017/NĐ-CP ngày 13/11/2017.

3. Thủ tục nộp tiền để đảm bảo thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại (PNTM) phải nộp để bảo đảm thi hành án.

Theo đó, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, PNTM phải hoàn thành việc nộp tiền.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì thời hạn này được tính lại kể từ khi lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không còn nữa.

Việc nộp tiền để bảo đảm thi hành án được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản, nộp tiền mặt vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra hoặc cơ quan thi hành án dân sự mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan tài chính trong quân đội.

4. Áp dụng chương trình ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất ô tô

Chính phủ ban hành Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch.

Theo đó, chương trình ưu đãi thuế được áp dụng đối với doanh nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô.

Về hồ sơ đăng ký tham gia chương trình sẽ bao gồm:

– Công văn đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế theo Mẫu số 05 (01 bản chính) quy định tại Phụ lục II;

– Giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật của nhà máy (01 bản chụp có chứng thực).

Nghị định 125/2017/NĐ-CP bãi bỏ Khoản 2 Điều 4 và các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016.

(Theo https://thuvienphapluat.vn/)

Thẻ BHYT năm 2018 có nhiều điểm mới người tham gia cần biết

Thẻ BHYT năm 2018 có nhiều điểm mới người tham gia cần biết

VOV.VN -Các cơ sở khám chữa bệnh, nếu phát hiện thiếu thông BHYT phải tự xác minh, không được phép yêu cầu bệnh nhân quay về đổi thẻ BHYT.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó trưởng ban Sổ thẻ (BHXH Việt Nam), thẻ BHYT mới không ghi giá trị sử dụng đến ngày mà chỉ từ ngày. Để biết giá trị sử dụng, người tham gia có thể chủ động tra cứu trên cổng thông tin BHXH Việt Nam theo mã số BHYT ghi trên thẻ, danh sách tại đơn vị quản lý đối tượng. Trường hợp vẫn còn vướng mắc, có thể liên hệ với cơ quan BHXH qua tổng đài 1900699668 để được giải đáp. Đến kỳ hạn đóng tiền, cơ quan BHXH sẽ có trách nhiệm thông báo thông tin kịp thời qua các cấp đơn vị để người tham gia tiếp tục đóng bảo hiểm.

the bhyt nam 2018 co nhieu diem moi nguoi tham gia can biet hinh 1

Trường hợp đổi thẻ mới giá trị sử dụng năm 2017 sang năm sau tiếp tục tham gia, cơ quan BHXH chỉ cấp giá trị sử dụng thẻ trong dữ liệu từ ngày 1/1/2018 và in danh sách cấp thẻ gửi đơn vị quản lý đối tượng để thông tin về giá trị sử dụng mới của thẻ BHYT. Thẻ đã cấp cho người tham gia năm 2017 vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng.

Nếu chưa nhận được thẻ mới nhưng có nhu cầu khám chữa bệnh BHYT, người tham gia cần chủ động đến cơ quan BHXH kê khai và lấy thẻ mới. Nếu thẻ cũ còn giá trị sử dụng thì vẫn tiếp tục được khám chữa bệnh BHYT bình thường.

“Việc xác đinh thời điểm 5 năm liên tục ghi trên thẻ BHYT hiện nay của một số trường hợp còn chưa chính xác lý do là quá trình tham gia cấp theo mã thẻ BHYT chưa đồng bộ với mã số BHXH trên thẻ BHYT mới. Vì vậy, đơn vị và người tham gia cần hỗ trợ cơ quan BHXH kiểm tra khi nhận thẻ. Nếu chưa đúng thì thông tin lại cho cơ quan BHXH để rà soát danh sách và đổi lại thẻ cho đối tượng” – ông Hiếu nói.

Trường hợp đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia, đối tượng có quyền được hưởng mức BHYT cao nhất và chỉ được cấp 1 thẻ BHYT duy nhất theo đối tượng có thứ tự đầu tiên qui định tại Điều 12, Luật BHYT. Vì vậy, người tham gia cần cung cấp các giấy tờ chứng minh quyền hưởng BHYT cao hơn cho cơ quan BHXH.

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh về BHYT khi tra cứu thông tin về thẻ BHYT của người tham gia trên cổng thông tin giám định về BHYT mà cơ sở dữ liệu không đầy đủ hoặc không đúng thì liên hệ với bộ phận giám định thẻ BHYT của cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT để xác minh, không được phép yêu cầu bệnh nhân, người bệnh quay về đổi thẻ BHYT.

Cơ quan BHXH cũng yêu cầu trả ngay thẻ BHYT theo mã số BHXH cho người tham gia đồng thời có hướng dẫn cho các trường hợp thiếu tờ khai đến cơ quan BHXH kê khai bổ sung và nhận ngay thẻ BHYT mới.

Về tình hình in và phát thẻ BHYT năm 2018, đến nay đã đổi thẻ y tế và mã số BHXH cho 54.949.968 người, đạt tỷ lệ 76,9% tổng số người tham gia BHXH, tập trung vào các nhóm đối tượng hết hạn sử dụng thẻ trước 31/12/2017 (gồm học sinh sinh viên, hộ gia đình nghèo, người lao động..). Các đối tượng còn lại khoảng hơn gần 15 triệu người có thẻ BHYT được cấp còn hạn sử dụng, sau ngày 31/12/2017 như người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, hưu trí và trẻ em dưới 6 tuổi. BHXH đang tiếp tục đổi thẻ mới và hoàn thành trước 30/6/2018.

Đến thời điểm này, nhiều người lao động vẫn chưa nhận được thẻ BHYT. Để tránh ảnh hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT, người tham gia cần liên hệ ngay với cơ quan quản lý đối tượng để sớm chuyển danh sách phê duyệt mua BHYT năm 2018 cho cơ quan BHXH./.

(theo http://vov.vn/)

23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015

          CHÍNH PHỦ                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 23/2015/NĐ-CP                                            Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2015

 

NGHỊ ĐỊNH

Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Chính phủ ban hành Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch; giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực; quản lý nhà nước về chứng thực.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
  2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
  3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
  4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
  5. “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
  7. “Sổ gốc” là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
  8. “Văn bản chứng thực” là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định này.
  9. “Người thực hiện chứng thực” là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực

  1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
  4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Điều 4. Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc

  1. Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.

Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

  1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
  2. a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
  3. b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
  4. c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
  5. d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

  1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
  2. a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
  3. b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
  4. c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  5. b) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

  1. e) Chứng thực di chúc;
  2. g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
  3. h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

  1. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
  2. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
  3. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
  4. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao

  1. Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
  2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.

Điều 7. Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực

Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ; trừ trường hợp quy định tại các Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định này.

Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu chứng thực

  1. Người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu chứng thực tại bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào thuận tiện nhất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 của Nghị định này. Trong trường hợp bị từ chối chứng thực thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức từ chối giải thích rõ lý do bằng văn bản hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật.
  2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản mà mình yêu cầu chứng thực hoặc xuất trình khi làm thủ tục chứng thực theo quy định của Nghị định này.

Điều 9. Nghĩa vụ, quyền của người thực hiện chứng thực

  1. Bảo đảm trung thực, chính xác, khách quan khi thực hiện chứng thực.
  2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chứng thực của mình.
  3. Không được chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em một của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi.
  4. Từ chối chứng thực trong các trường hợp quy định tại các Điều 22, 25 và Điều 32 của Nghị định này.
  5. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực.
  6. Lập biên bản tạm giữ, chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực được cấp sai thẩm quyền, giả mạo hoặc có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
  7. Hướng dẫn người yêu cầu chứng thực bổ sung hồ sơ, nếu hồ sơ chứng thực chưa đầy đủ hoặc hướng dẫn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền chứng thực, nếu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp từ chối chứng thực, người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.

Điều 10. Địa điểm chứng thực

  1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
  2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
  3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.

Điều 11. Tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch

Tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch là tiếng Việt. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch.

Điều 12. Lời chứng

  1. Lời chứng là nội dung bắt buộc của Văn bản chứng thực.
  2. Mẫu lời chứng ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm:
  3. a) Lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính;
  4. b) Lời chứng chứng thực chữ ký bao gồm: Lời chứng chứng thực chữ ký của một người trong một giấy tờ, văn bản; Lời chứng chứng thực chữ ký của nhiều người trong một giấy tờ, văn bản; Lời chứng chứng thực điểm chỉ; Lời chứng chứng thực trong trường hợp không thể ký, điểm chỉ được;
  5. c) Lời chứng chứng thực chữ ký người dịch;
  6. d) Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch bao gồm: Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch; Lời chứng chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản; Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản; Lời chứng chứng thực di chúc; Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.

Điều 13. Sổ chứng thực và số chứng thực

  1. Sổ chứng thực dùng để theo dõi, quản lý các việc đã chứng thực tại cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực. Sổ chứng thực được viết liên tiếp theo thứ tự từng trang không được bỏ trống, phải đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối sổ và thực hiện theo từng năm. Khi hết năm phải thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số việc chứng thực đã thực hiện trong năm; người ký chứng thực xác nhận, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
  2. Số chứng thực là số thứ tự ghi trong sổ chứng thực, kèm theo quyển số, năm thực hiện chứng thực và ký hiệu loại việc chứng thực. Số thứ tự trong sổ chứng thực phải ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm, trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ trước, không được ghi từ số 01. Đối với sổ được sử dụng tiếp cho năm sau thì trường hợp chứng thực đầu tiên của năm sau sẽ ghi bắt đầu từ số 01, không được lấy tiếp số thứ tự cuối cùng của năm trước.

Số ghi trong văn bản chứng thực là số tương ứng với số chứng thực đã ghi trong sổ chứng thực.

  1. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc chứng thực thì phải bảo đảm đầy đủ nội dung theo mẫu sổ chứng thực ban hành kèm theo Nghị định này. Định kỳ hàng tháng, cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải in và đóng thành sổ, đóng dấu giáp lai; đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm thì ghép chung thành 01 (một) sổ chứng thực theo từng loại việc chứng thực đã thực hiện trong 01 (một) năm. Việc lập sổ, ghi số chứng thực và khóa sổ được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
  2. Mẫu sổ chứng thực ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm:
  3. a) Sổ chứng thực bản sao từ bản chính (SCT/BS);
  4. b) Sổ chứng thực chữ ký, chứng thực điểm chỉ (SCT/CK,ĐC);
  5. c) Sổ chứng thực chữ ký người dịch (SCT/CKND);

đ) Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch (SCT/HĐ,GD).

Điều 14. Chế độ lưu trữ

  1. Sổ chứng thực là tài liệu lưu trữ của Nhà nước, được bảo quản, lưu trữ vĩnh viễn tại trụ sở cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực.
  2. Đối với việc chứng thực chữ ký và chứng thực chữ ký người dịch, cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải lưu một bản giấy tờ, văn bản đã chứng thực; thời hạn lưu trữ là 02 (hai) năm. Trong trường hợp chứng thực chữ ký của người tiến hành giám định trong văn bản kết luận giám định tư pháp, chứng thực bản sao từ bản chính thì không lưu trữ.
  3. Đối với việc chứng thực hợp đồng, giao dịch, cơ quan thực hiện chứng thực phải lưu một bản chính hợp đồng, giao dịch kèm theo hồ sơ; thời hạn lưu trữ là 20 (hai mươi) năm.
  4. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không được thu lệ phí, chi phí khác đối với văn bản chứng thực lưu trữ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này; có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ sổ chứng thực và văn bản chứng thực.
  5. Việc tiêu hủy văn bản chứng thực khi hết thời hạn lưu trữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 15. Lệ phí chứng thực, chi phí khác

  1. Người yêu cầu chứng thực tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện phải nộp lệ phí chứng thực theo quy định của pháp luật.
  2. Mức thu lệ phí, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí chứng thực được thực hiện theo quy định của pháp luật.
  3. Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực in, chụp, đánh máy giấy tờ, văn bản thì phải nộp chi phí để thực hiện việc đó.

Ở trong nước, mức trần chi phí do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định trên cơ sở thực tế của địa phương; ở nước ngoài, mức chi phí do Trưởng Cơ quan đại diện quy định trên cơ sở thực tế của địa bàn.

Chương II

CẤP BẢN SAO TỪ SỔ GỐC, CHỨNG THỰC BẢN SAO

TỪ BẢN CHÍNH, CHỨNG THỰC CHỮ KÝ

Mục 1

CẤP BẢN SAO TỪ SỔ GỐC

Điều 16. Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc

  1. Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
  2. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
  3. Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

Điều 17. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc

  1. Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.

Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.

  1. Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
  2. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.
  3. Thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.

Mục 2

CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH

Điều 18. Giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính

  1. Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
  2. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Điều 19. Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực bản sao và người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính

  1. Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
  2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính.

Điều 20. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính

  1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

  1. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
  2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:
  3. a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
  4. b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

Điều 21. Gia hạn thời gian chứng thực bản sao từ bản chính

Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại Điều 7 của Nghị định này thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Điều 22. Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao

  1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
  2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
  3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
  4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
  5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
  6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Mục 3

CHỨNG THỰC CHỮ KÝ

Điều 23. Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực chữ ký và người thực hiện chứng thực chữ ký

  1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký; không được yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 25 của Nghị định này.
  2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản.

Điều 24. Thủ tục chứng thực chữ ký

  1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
  2. a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
  3. b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
  4. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
  5. a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
  6. b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

  1. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
  2. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
  3. a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
  4. b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
  5. c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
  6. d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

Điều 25. Trường hợp không được chứng thực chữ ký

  1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
  2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
  3. Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
  4. Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 26. Áp dụng trong trường hợp đặc biệt

Việc chứng thực chữ ký quy định tại các Điều 23, 24 và trường hợp không được chứng thực chữ ký tại Điều 25 của Nghị định này cũng được áp dụng trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được.

Tùy theo từng trường hợp, nội dung lời chứng được ghi theo mẫu quy định tại Nghị định này.

Mục 4

NGƯỜI DỊCH, CHỨNG THỰC CHỮ KÝ NGƯỜI DỊCH

Điều 27. Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  2. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.

Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.

Điều 28. Cộng tác viên dịch thuật

  1. Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước. Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng, báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt.
  2. Trên cơ sở danh sách cộng tác viên dịch thuật đã được Sở Tư pháp phê duyệt, Phòng Tư pháp niêm yết công khai tại trụ sở của Phòng Tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch.
  3. Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.

Điều 29. Đăng ký chữ ký mẫu

Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải đăng ký chữ ký mẫu tại Phòng Tư pháp. Khi đăng ký chữ ký mẫu, người dịch phải nộp Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu và trực tiếp ký trước mặt Trưởng Phòng Tư pháp 03 (ba) chữ ký mẫu trong Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu.

Điều 30. Trách nhiệm của người dịch và người thực hiện chứng thực chữ ký người dịch

  1. Người dịch phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước cơ quan thực hiện chứng thực về tính chính xác của nội dung bản dịch; không được dịch những giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 32 của Nghị định này để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch.
  2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người dịch trong bản dịch.

Điều 31. Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch

  1. Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp yêu cầu chứng thực chữ ký phải xuất trình bản dịch và giấy tờ, văn bản cần dịch.

Khi thực hiện chứng thực, người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trên bản dịch với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực; trường hợp nghi ngờ chữ ký trên bản dịch so với chữ ký mẫu thì yêu cầu người dịch ký trước mặt.

  1. Đối với người không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp mà tự dịch giấy tờ, văn bản phục vụ mục đích cá nhân và có yêu cầu chứng thực chữ ký trên bản dịch thì phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
  2. a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
  3. b) Bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Nghị định này; trừ trường hợp dịch những ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học nhưng thông thạo ngôn ngữ cần dịch;
  4. c) Bản dịch đính kèm giấy tờ, văn bản cần dịch.

Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 24 của Nghị định này.

  1. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, tùy theo từng trường hợp, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và giấy tờ, văn bản được dịch không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 32 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:
  2. a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký người dịch theo mẫu quy định;
  3. b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản dịch giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

  1. Trường hợp người dịch là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự đồng thời là người thực hiện chứng thực tại các Cơ quan đại diện thì viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự phải cam đoan về việc đã dịch chính xác nội dung giấy tờ, văn bản; ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của Cơ quan đại diện.

Điều 32. Giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch

  1. Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
  2. Giấy tờ, văn bản bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung.
  3. Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch.
  4. Giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
  5. Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

Điều 33. Thời hạn chứng thực chữ ký người dịch

Thời hạn chứng thực chữ ký người dịch được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Chương III

CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH

Điều 34. Phạm vi chứng thực hợp đồng, giao dịch

  1. Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải chứng thực.
  2. Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu chứng thực.

Điều 35. Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch và người thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch

  1. Người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.
  2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Người thực hiện chứng thực có quyền từ chối chứng thực hợp đồng, giao dịch có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Điều 36. Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch

  1. Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
  2. a) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  3. b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;
  4. c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.

Bản sao giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c của Khoản này được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

  1. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
  2. Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

  1. Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
  2. Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.

Điều 37. Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch

Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Điều 38. Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

  1. Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực chỉ được thực hiện khi có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
  2. Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trường hợp sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể chứng thực tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền chứng thực nào; cơ quan đã thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã chứng thực trước đây về nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc để ghi chú vào sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Điều 39. Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực

  1. Việc sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên và được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.
  2. Người thực hiện chứng thực gạch chân lỗi sai sót cần sửa, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào bên lề của hợp đồng, giao dịch nội dung đã sửa, họ tên, chữ ký của người sửa, ngày tháng năm sửa.

Điều 40. Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực

  1. Cơ quan lưu trữ hợp đồng, giao dịch có trách nhiệm cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.
  2. Người yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra.
  3. Việc chứng thực bản sao từ bản chính hợp đồng, giao dịch quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 20 của Nghị định này.

Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC

Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về chứng thực

Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng thực trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  1. Soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực;
  2. Hướng dẫn, chỉ đạo chung việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực;
  3. Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;
  4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chứng thực và quản lý nhà nước về chứng thực;
  5. Hợp tác quốc tế về chứng thực;
  6. Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu các việc về chứng thực báo cáo Chính phủ.

Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về chứng thực

  1. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực đối với các Cơ quan đại diện, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  2. a) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra về công tác chứng thực tại các Cơ quan đại diện;
  3. b) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự làm công tác chứng thực tại các Cơ quan đại diện;
  4. c) Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực của các Cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp;
  5. d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền.
  6. Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong phạm vi địa bàn, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  7. a) Thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện theo quy định tại Nghị định này;
  8. b) Lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực;
  9. c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;
  10. d) Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định.

Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao làm công tác chứng thực có trách nhiệm giúp Cơ quan đại diện thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 2 Điều này.

Điều 43. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về chứng thực

  1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  2. a) Tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực tại địa phương;
  3. b) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho cán bộ, công chức làm công tác chứng thực tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã và công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng;
  4. c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về chứng thực;
  5. d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chứng thực và quản lý nhà nước về chứng thực trong phạm vi địa phương, đáp ứng yêu cầu cung cấp và trao đổi thông tin;

đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực của Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức hành nghề công chứng; có biện pháp chấn chỉnh tình hình lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn;

  1. e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;
  2. g) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực trong địa phương, báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.

Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và g của Khoản này.

  1. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  2. a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho cán bộ, công chức làm công tác chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn;
  3. b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chứng thực;
  4. c) Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;
  5. d) Lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực;

đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã; có biện pháp chấn chỉnh tình hình lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn;

  1. e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;
  2. g) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.

Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và g Khoản này và thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Phòng Tư pháp theo quy định của Nghị định này. Trưởng Phòng Tư pháp, Phó Trưởng Phòng Tư pháp phải thông báo mẫu chữ ký khi ký chứng thực cho Sở Tư pháp.

  1. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  2. a) Thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định này;
  3. b) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về chứng thực;
  4. c) Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;
  5. d) Lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực;

đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;

  1. e) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định.

Công chức Tư pháp – Hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d và e Khoản này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo mẫu chữ ký khi ký chứng thực cho Sở Tư pháp.

Điều 44. Xử lý vi phạm

  1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người thực hiện chứng thực, người yêu cầu chứng thực, người dịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  2. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức do lỗi của mình thì sẽ bị xử lý kỷ luật, bồi thường theo quy định của pháp luật.
  3. Trong trường hợp người dịch gây thiệt hại cho người yêu cầu dịch do lỗi của mình thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 45. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại, việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng thực được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 46. Nhiệm vụ của các tổ chức hành nghề công chứng

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực; định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực báo cáo Sở Tư pháp theo quy định.

Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp

  1. Đối với những địa bàn cấp huyện, cấp xã đã chuyển giao việc chứng thực hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng, mà hợp đồng, giao dịch trước đó được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thì việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch vẫn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, nơi đã thực hiện chứng thực trước đây.
  2. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở tại đô thị theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005 cho đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2015.

Điều 48. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2015.
  2. Nghị định này thay thế Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Điều 4 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực; các quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.

Điều 49. Trách nhiệm thi hành

  1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
  2. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định này.
  3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, PL (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)Nguyễn Tấn Dũng

 


PHỤ LỤC

MẪU LỜI CHỨNG, MẪU SỔ CHỨNG THỰC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)

  1. LỜI CHỨNG

Mẫu lời chứng được đánh máy hoặc khắc trên mẫu dấu, bao gồm:

  1. Lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính

Chứng thực bản sao đúng với bản chính

Số chứng thực ………. quyển số ……….. (1) – SCT/BS

Ngày …….. tháng ……. năm …….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)

  1. Lời chứng chứng thực chữ ký
  2. a) Lời chứng chứng thực chữ ký của một người trong một giấy tờ, văn bản

Ngày …….. tháng ……. năm …….

(Bằng chữ ………………………………………………)

Tại …………………………………………………………………… (4),….. giờ ….. phút. Tôi (5) …………………………………………….., là (6) …………………………………..

Chứng thực

Ông/bà …………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3)số      …….., cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.

Số chứng thực ………….. quyển số ………… (1) – SCT/CK, CĐ

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (2)

  1. b) Lời chứng chứng thực chữ ký của nhiều người trong một giấy tờ, văn bản

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

(Bằng chữ ……………………………………………)

Tại …………………………………………………………………… (4),….. giờ ….. phút. Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ……………………

Chứng thực

Các ông/bà có tên sau đây:

Ông/bà ……………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………,

Ông/bà ……………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………,

Ông/bà ……………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………,

……………………………………………………………………………

– Các ông/bà có tên trên cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã cùng ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.

Số chứng thực ……………. quyển số …………. (1) – SCT/CK, ĐC

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)

  1. c) Lời chứng chứng thực điểm chỉ

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

(Bằng chữ ………………………………………………..)

Tại …………………………………………………………………… (4),….. giờ ….. phút. Tôi (5) …………………………………………….., là (6) …………………

Chứng thực

– Ông/bà……………………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3)số…………, cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã điểm chỉ vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.

Số chứng thực …………… quyển số ………….(1) – SCT/CK, ĐC

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)

  1. d) Lời chứng chứng thực trong trường hợp không thể ký, điểm chỉ được

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

(Bằng chữ …………………………………………………)

Tại…………………………………………………………………… (4),….. giờ ….. phút. Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………

Chứng thực

Ông/bà……………….. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………, không thể ký, điểm chỉ được nhưng cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản này.

Số chứng thực ……….. quyển số ……….. (1) – SCT/CK, ĐC

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)

  1. Lời chứng chứng thực chữ ký người dịch

– Tôi ……………………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số……………………………………..,

cam đoan đã dịch chính xác nội dung của giấy tờ/văn bản này từ tiếng…………… sang tiếng………….

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người dịch ký và ghi rõ họ tên

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

(Bằng chữ …………………………………………………)

Tại …………………………………………………………………… (4).Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………

Chứng thực

Ông/bà ………………. là người đã ký vào bản dịch này trước mặt tôi (10).

Số chứng thực …………. quyển số ………….. (1) – SCT/CKND

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (2)

  1. Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch
  2. a) Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch

Ngày ………… tháng ………. năm …………. (Bằng chữ …………………………………………………)

Tại ……………………………………………………………………… (4). Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………

Chứng thực

– Hợp đồng ……………………………… (7) được giao kết giữa:

Bên A: Ông/bà: ………………………………………………………

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………………..

Bên B: Ông/bà: ………………………………………………………

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………………..

– Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của hợp đồng, giao dịch.

– Tại thời điểm chứng thực, các bên tham gia hợp đồng, giao dịch minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; tự nguyện thỏa thuận giao kết hợp đồng và đã ký/điểm chỉ (9) vào hợp đồng, giao dịch này trước mặt tôi.

Hợp đồng này được lập thành ……… bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, ….trang), cấp cho:

+ …………………. bản chính;

+ …………………. bản chính;

Lưu tại Phòng Tư pháp /UBND xã, phường, thị trấn (8) 01 (một) bản chính.

Số chứng thực …………. quyển số ……….. (1) – SCT/HĐ,GD

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)

  1. b) Lời chứng chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

(Bằng chữ …………………………………………………)

Tại …………………………………………………………………… (4). Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………

Chứng thực

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản được lập bởi các ông/bà có tên sau đây:

  1. Ông/bà ………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số …………,
  2. Ông/bà ……… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số …………,
  3. Ông/bà ………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số …………,

…………..

– Các ông/bà có tên trên đã cam đoan không bỏ sót người thừa kế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

– Tại thời điểm chứng thực, những người thỏa thuận phân chia di sản minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện thỏa thuận phân chia di sản và đã cùng ký/điểm (9) chỉ vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản này trước mặt tôi.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản này được lập thành …….. bản chính (mỗi bản chính gồm….. tờ, …..trang), cấp cho:

+ ……………………….bản;

+ ……………………….bản;

+ ……………………….bản;

Lưu tại Phòng Tư pháp/UBND xã, phường, thị trấn 01 (một) bản.

Số chứng thực ………….. quyển số ………… (1) – SCT/HĐ,GD

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu (2)

  1. c) Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản

Ngày ……… tháng ………. năm …… (Bằng chữ …………………………)

Tại ………………………………………………………………………………………… (4).Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………

Chứng thực

Văn bản khai nhận di sản này được lập bởi ông/bà ………………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………..

– Ông/bà ………………… đã cam đoan là người thừa kế duy nhất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai nhận di sản.

– Tại thời điểm chứng thực, ông/bà …………….. minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và đã ký/điểm chỉ (9) vào văn bản khai nhận di sản này trước mặt tôi.

Văn bản khai nhận di sản này được lập thành ……… bản chính (mỗi bản chính gồm …… tờ, trang); cấp cho người khai nhận di sản ……. bản, lưu tại Phòng Tư pháp/Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn 01 bản.

Số chứng thực ………… quyển số ……… (1) – SCT/HĐ,GD

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu (2)

  1. d) Lời chứng chứng thực di chúc

Ngày ………… tháng ………. năm ……. (Bằng chữ ……………………)

Tại ……………………………………………………………………… (4). Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………

Chứng thực

– Ông/bà ………………………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số………… đã tự nguyện lập di chúc này và đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của di chúc.

– Tại thời điểm chứng thực, ông/bà …………………. minh mẫn, sáng suốt, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện lập di chúc và đã ký/điểm chỉ (9) vào di chúc này trước mặt tôi.

Di chúc này được lập thành …… bản chính (mỗi bản chính gồm …..tờ, ….trang); giao cho người lập di chúc …… bản; lưu tại UBND xã/phường/thị trấn 01 (một) bản.

Số chứng thực ………… quyển số ………. (1) – SCT/HĐ,GD

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu (2)

đ) Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

(Bằng chữ …………………………………………………)

Tại ………………………………………………………………………… (4). Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ……………………

Chứng thực

– Văn bản từ chối nhận di sản này được lập bởi ông/bà ………………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số……………;

– Ông/bà ……………. đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản từ chối nhận di sản.

– Tại thời điểm chứng thực, ông/bà ………………. minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện từ chối nhận di sản và đã ký/điểm chỉ (9) vào văn bản từ chối nhận di sản này trước mặt tôi.

Văn bản từ chối nhận di sản này được lập thành ……. bản chính (mỗi bản chính gồm … tờ, ……trang), giao cho người từ chối nhận di sản … bản; lưu tại UBND xã/phường/thị trấn 01 (một) bản.

Số chứng thực ………….. quyển số ……….. (1) – SCT/HĐ,GD

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu (2)

Chú thích:

– (1) Ghi theo thông tin đã ghi tại bìa sổ chứng thực (ví dụ: 01/2015).

– (2) Nếu thực hiện tại Phòng Tư pháp thì Trưởng phòng/Phó trưởng phòng ký, đóng dấu Phòng Tư pháp; nếu thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Chủ tịch/Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân ký, đóng dấu Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên ký, đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– (3) Nếu là Giấy chứng minh nhân dân thì gạch ngang Hộ chiếu, nếu là Hộ chiếu thì gạch ngang cụm từ Giấy chứng minh nhân dân.

– (4) Ghi rõ địa điểm thực hiện chứng thực (ví dụ: UBND xã A, huyện B); chỉ cần ghi giờ, phút trong trường hợp chứng thực ngoài trụ sở.

– (5) Ghi rõ họ và tên của Người thực hiện chứng thực.

– (6) Ghi rõ chức danh của người thực hiện chứng thực, kèm theo tên cơ quan thực hiện chứng thực (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A, huyện B, tỉnh C, Trưởng phòng Tư pháp huyện B, tỉnh C; công chứng viên Phòng Công chứng số 1 thành phố H).

– (7) Ghi rõ tên của hợp đồng, giao dịch được chứng thực (ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho xe ô tô..

– (8) Nếu là Phòng Tư pháp thì gạch ngang UBND xã, phường, thị trấn, nếu là UBND xã, phường, thị trấn thì gạch ngang Phòng Tư pháp.

– (9) Nếu ký thì gạch ngang cụm từ “điểm chỉ”, nếu điểm chỉ thì gạch ngang từ “ký”.

– (10) Trường hợp đã đăng ký chữ ký mẫu, thì gạch ngang cụm từ “trước mặt tôi”.

  1. MẪU SỔ CHỨNG THỰC

Sổ chứng thực được đóng quyển theo từng loại việc chứng thực. Có 04 (bốn) loại sổ chứng thực, bao gồm: Sổ Chứng thực bản sao từ bản chính; Sổ Chứng thực chữ ký, chứng thực điểm chỉ; Sổ Chứng thực chữ ký người dịch; Sổ Chứng thực hợp đồng, giao dịch.

  1. Bìa sổ
  2. a) Sổ Chứng thực bản sao từ bản chính
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–
SỔ CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH

 

……………………………………(A)

 

Quyển số (B): …………….-SCT/BS

Mở ngày … tháng … năm … (C)

Khóa ngày … tháng … năm … (D)

 

  1. b) Sổ Chứng thực chữ ký/chứng thực điểm chỉ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
SỔ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ/CHỨNG THỰC ĐIỂM CHỈ

……………………………………(A)

 

Quyển số (B): …………….-SCT/CK,ĐC

Mở ngày … tháng … năm … (C)

Khóa ngày … tháng … năm … (D)

 

  1. c) Sổ Chứng thực chữ ký người dịch
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
SỔ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ NGƯỜI DỊCH

 

……………………………………(A)

 

Quyển số (B): …………….-SCT/CKND

Mở ngày … tháng … năm … (C)

Khóa ngày … tháng … năm … (D)

 

  1. d) Sổ Chứng thực hợp đồng, giao dịch
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
SỔ CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH

……………………………………(A)

 

Quyển số (B): …………….-SCT/HĐ.GD

Mở ngày … tháng … năm … (C)

Khóa ngày … tháng … năm … (D)

 

Chú thích:

– (A) Nếu là cơ quan thực hiện chứng thực thì ghi đầy đủ tên cơ quan, kèm theo địa giới hành chính (Ví dụ: Ủy ban nhân dân xã A, huyện B, tỉnh C; Phòng Tư pháp huyện B, tỉnh C), nếu là các tổ chức hành nghề công chứng thì ghi tên của Phòng Công chứng, Văn phòng công chứng (Ví dụ: Phòng Công chứng số 1 thành phố H).

– (B) Ghi số quyển, năm thực hiện chứng thực (ví dụ: 01/2015. Nếu 01 (một) năm dùng nhiều sổ thì ghi số thứ tự liên tiếp (ví dụ: 02/2015); trường hợp 01 (một) sổ sử dụng cho nhiều năm thì ghi số thứ tự theo từng năm (ví dụ: 01/2015 + 01/2016).

– (C) Ghi ngày, tháng năm mở sổ.

– (D) Ghi ngày, tháng, năm khóa sổ.

  1. Nội dung sổ
  2. a) Sổ chứng thực bản sao từ bản chính
Số thứ tự/ số chứng thực Ngày, tháng, năm chứng thực Họ tên của người yêu cầu chứng thực Tên của bản chính giấy tờ, văn bản Họ tên, chức danh người ký chứng thực Số bản sao đã được chứng thực Lệ phí/ Phí chứng thực Ghi chú
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Chú thích:

– (4) Đối với bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài mà người thực hiện chứng thực không xác định được tên của bản chính giấy tờ, văn bản thì chỉ cần ghi theo ngôn ngữ của loại giấy tờ, văn bản đó (ví dụ: Bản chính bằng tiếng Anh, bản chính bằng tiếng Pháp…).

– (7) Ghi theo lệ phí chứng thực, nếu việc chứng thực được thực hiện tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện; ghi theo phí chứng thực, nếu việc chứng thực được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng.

  1. b) Sổ Chứng thực chữ ký/chứng thực điểm chỉ
Số thứ tự/ số chứng thực Ngày, tháng, năm chứng thực Họ tên, số Giấy CMND/ Hộ chiếu của người yêu cầu chứng thực Tên của giấy tờ, văn bản đã chứng thực chữ ký/điểm chỉ Họ tên, chức danh người ký chứng thực Số lượng giấy tờ, văn bản đã được chứng thực chữ ký/điểm chỉ Lệ phí/ Phí chứng thực Ghi chú
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Chú thích:

– (4) Đối với bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài mà người thực hiện chứng thực không xác định được tên của bản chính giấy tờ, văn bản thì chỉ cần ghi theo khai báo của người yêu cầu chứng thực.

– (6) Thống kê theo số giấy tờ, văn bản mà người thực hiện chứng thực đã ký chứng thực (Ví dụ: Một loại giấy tờ, văn bản được lập thành 10 bản, người thực hiện chứng thực ký chứng thực trong 10 giấy tờ, văn bản đó thì số lượng giấy tờ, văn bản đã được chứng thực chữ ký là 10; 05 loại giấy tờ, văn bản khác nhau, mỗi loại được lập thành 01 bản, người thực hiện chứng thực ký chứng thực trong 05 loại giấy tờ, văn bản đó thì số lượng giấy tờ, văn bản đã được chứng thực chữ ký là 05; 10 người ký trong một giấy tờ, văn bản, người thực hiện chứng thực ký chứng thực trong giấy tờ, văn bản đó thì số lượng giấy tờ, văn bản đã được chứng thực chữ ký là 01.

– (7) Ghi theo lệ phí chứng thực, nếu việc chứng thực được thực hiện tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan đại diện; ghi theo phí chứng thực, nếu việc chứng thực được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng.

  1. c) Sổ Chứng thực chữ ký người dịch
Số thứ tự/ số chứng thực Ngày, tháng, năm chứng thực Họ tên, số Giấy CMND/ Hộ chiếu của người yêu cầu chứng thực Tên của giấy tờ, văn bản đã được dịch Dịch từ tiếng sang tiếng Họ tên, chức danh người ký chứng thực Số lượng bản dịch đã được chứng thực chữ ký Lệ phí Ghi chú
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
  1. d) Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch
Số thứ tự/ số chứng thực Ngày, tháng, năm chứng thực Họ tên, số Giấy CMND/ Hộ chiếu của người yêu cầu chứng thực Tên hợp đồng, giao dịch được chứng thực Họ tên, chức danh người ký chứng thực Lệ phí chứng thực Ghi chú
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

 

Khởi tố nguyên hiệu trưởng xà xẻo gần 200 triệu đồng tiền ăn của học sinh

Khởi tố nguyên hiệu trưởng xà xẻo gần 200 triệu đồng tiền ăn của học sinh

15:54 05/01/2018
Do những sai phạm trong quản lý và có dấu hiệu khuất tất việc thu, chi tài chính nên bà Ngô Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường mầm non Tuổi Ngọc (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) đã bị cơ quan CSĐT khởi tố, bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra…

Ngày 5-1, Cơ quan CSĐT Công an quận Liên Chiểu đã cho biết: Công an quận đã có quyết định khởi tố, bắt tạm giam bà Ngô Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường mầm non Tuổi Ngọc vì liên quan đến vụ việc tiêu cực xảy ra tại Trường mầm non Tuổi Ngọc trong thời gian vừa qua.

Như Báo CAND đã có bài viết phản ánh: “Hiệu trưởng trường mầm non “ăn chặn” gần 200 triệu đồng tiền ăn của học sinh, cụ thể, từ cuối năm 2016, khi các cơ quan chức năng quận Liên Chiểu nhận được nhiều đơn thư tố cáo cho rằng bà Hòa có nhiều sai phạm trong quản lý và thu chi.

UBND quận Liên Chiểu đã chỉ đạo cơ quan thanh tra vào cuộc xác minh. Nội dung kết quả thanh tra thể hiện, giai đoạn năm 2015 – 2016, việc thực hiện thu chi các khoản như tiền học năng khiếu, tiền ăn sáng, ăn trưa, ăn xế và uống sữa của học sinh đóng ở trường mầm non Tuổi Ngọc đã xảy ra sai phạm. Những sai phạm này có tính hệ thống.

Cụ thể, tổng số tiền sai phạm được thống kê là 628,8 triệu đồng. Trong đó, bà Hòa đã lấy sử dụng cho mục đích cá nhân là 199,9 triệu đồng, gồm: 73,9 triệu đồng tiền phí năng khiếu không nhập quỹ và 126 triệu đồng tiền sữa, ăn các buổi sáng, trưa, xế của trẻ em. Hơn 428,9 triệu đồng còn lại, ban Giám hiệu sử dụng chi hoạt động của nhà trường không đúng mục đích…

 Trường mầm non Tuổi Ngọc

Đặc biệt, trong quá trình đảm nhận cương vị lãnh đạo, bà Hòa không thực hiện đúng quy trình, quy định về bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn. Ngoài ra, vị Hiệu trưởng này cũng chưa thực hiện đúng Luật Thi đua – Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn.

Nhiều nội dung không được công khai, minh bạch, khiến giáo viên bức xúc, nhiều ý kiến phản ánh lên phòng GD&ĐT quận Liên Chiểu.

Sau khi có kết luận của thanh tra, cá nhân bà Hòa bị yêu cầu hoàn trả, tự nguyện giao nộp 199,9 triệu đồng đã sử dụng cho mục đích cá nhân. Các khoản chi tiêu bất hợp lý còn lại trong trường cũng bị thanh tra kiến nghị thu hồi.

Tháng 2-2016, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu Đàm Quang Hưng ký Quyết định số 522/QĐ/UBND nhằm thi hành kỷ luật cách chức Hiệu trưởng đối với bà Hòa vì liên quan đến những sai phạm nói trên. ‘

Sự việc tiếp tục được chuyển sang cho cơ quan công an điều tra, xử lý và có kết quả như trên.

(theo http://cand.com.vn/)

‘Bom bão tuyết’ lịch sử càn quét nước Mỹ, 4 người chết

‘Bom bão tuyết’ lịch sử càn quét nước Mỹ, 4 người chết

“Bom bão tuyết” khổng lồ đã “đánh gục” toàn bộ Bờ Đông nước Mỹ với tuyết dày và lạnh giá, khiến cho hoạt động của cả người dân và chính phủ bị gián đoạn nghiêm trọng.

'Bom bao tuyet' lich su can quet nuoc My, 4 nguoi chet hinh anh 1
“Bom bão tuyết” khổng lồ tấn công toàn bộ Bờ Đông nước Mỹ hôm 4/1 với tuyết dày và lạnh giá, khiến cho việc đi lại trở nên nguy hiểm. 4 người đã thiệt mạng ở các bang khu vực đông nam North và South Carolina, mặt đường bị đóng băng tại đây đã khiến xe cộ va chạm đáng tiếc. Trước đó, đợt lạnh kéo dài trên một vùng rộng lớn của nước Mỹ đã khiến hơn 10 người chết.
'Bom bao tuyet' lich su can quet nuoc My, 4 nguoi chet hinh anh 2
Hàng nghìn chuyến bay bị hủy, trường học tại nhiều địa phương phải đóng cửa do điều kiện thời tiết xấu. Trong ảnh, máy bay hãng JetBlue chờ tại cửa ngoài nhà ga số 5, sân bay quốc tế John F. Kennedy, ngày 4/1.
'Bom bao tuyet' lich su can quet nuoc My, 4 nguoi chet hinh anh 3
Nhiệt độ ở phía bắc New York hạ thấp tới mức thác Niagara, thác nước khổng lồ nằm ở biên giới Mỹ – Canada, cũng đóng băng. Theo Mirror, nhiều khu vực khác thuộc Niagara cũng bị đóng băng với mức nhiệt độ hạ xuống chỉ còn khoảng – 67 độ C.
'Bom bao tuyet' lich su can quet nuoc My, 4 nguoi chet hinh anh 4
Hàng triệu người Mỹ có khả năng bị cắt điện, khoảng 45.000 người ở Virginia và hàng nghìn người khác tại Georgia, South Carolina, Florida đã bị ảnh hưởng. Các hãng hàng không đã hủy hơn 3.700 chuyến bay trong và ngoài nước Mỹ vì bão tuyết, hoãn 1.400 chuyến khác.
'Bom bao tuyet' lich su can quet nuoc My, 4 nguoi chet hinh anh 5
Cụ già 67 tuổi Thom Meyers chống gậy, đi lại khó khăn trên con phố tuyết phủ dày đặc ở thành phố Atlantic, New Jersey hôm 4/1. Người dân khắp nước Mỹ được khuyến cáo không nên ra ngoài nếu không có việc khẩn cấp và phải giữ vật nuôi trong nhà.
'Bom bao tuyet' lich su can quet nuoc My, 4 nguoi chet hinh anh 6
Tình trạng thời tiết này thậm chí đã buộc Thượng viện Mỹ phải hoãn các cuộc bỏ phiếu quan trọng nhằm ngăn chính phủ đóng cửa và cắt giảm chi tiêu trong suốt tuần qua.
'Bom bao tuyet' lich su can quet nuoc My, 4 nguoi chet hinh anh 7
Các thống đốc bang Florida, Georgia, Virginia và North Carolina đều đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp, cảnh báo người dân về những con đường đóng băng và nhiệt độ thấp đến mức kỷ lục.
'Bom bao tuyet' lich su can quet nuoc My, 4 nguoi chet hinh anh 8
Thời tiết quá lạnh đã ảnh hưởng đến phần lớn dân số Mỹ, thử thách cả những người ở miền Bắc đã quen với cái khắc nghiệt của mùa đông và gây sốc cho những người ở miền Nam vốn không chịu nhiều giá rét.
'Bom bao tuyet' lich su can quet nuoc My, 4 nguoi chet hinh anh 9
Một khối không khí lạnh từ Bắc Cực sẽ vẫn duy trì hoạt động trong hai phần ba miền Đông nước Mỹ vào cuối tuần này. Cơ quan Thời tiết Quốc gia cho hay lạnh giá sẽ kéo dài cho đến tuần sau, tuyết sẽ không giảm cho đến cuối này 5/1 trong khi bão di chuyển về phía đông bắc, hướng tới Canada.

 

(theo https://news.zing.vn)

Phương án mới tính thuế thu nhập cá nhân

Phương án mới tính thuế thu nhập cá nhân

Phương án mới tính thuế thu nhập cá nhân
 Bộ Tài chính đã chuyển hồ sơ dự thảo Luật sửa đổi các luật về thuế để Bộ Tư pháp thẩm định trước khi báo cáo Thủ tướng xem xét trình Quốc hội vào năm 2018.

Dự thảo mới chỉnh sửa, bổ sung, giải trình thêm một số nội dung, trong đó có thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Hai phương án tính thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính đưa ra hai phương án mới tính thuế TNCN. Theo phương án 1, biểu thuế suất mới với số bậc tính thuế giảm từ bảy bậc xuống năm bậc. Theo phương án này, cá nhân có thu nhập tính thuế hiện đang ở bậc 1 sẽ không bị ảnh hưởng, các cá nhân hiện đang nộp thuế từ bậc 2 trở lên sẽ được giảm thuế so với hiện nay.

Ví dụ, cá nhân có thu nhập tính thuế 10 triệu đồng /tháng sẽ được giảm 250.000 đồng/ tháng; cá nhân có thu nhập tính thuế 30 triệu đồng/tháng sẽ được giảm 850.000 đồng/ tháng; cá nhân có thu nhập tính thuế 40 triệu đồng/tháng sẽ được giảm 750.000 đồng/ tháng; cá nhân có thu nhập tính thuế 80 triệu đồng sẽ được giảm 650.000 đồng/tháng…

Tuy nhiên, Bộ Tài chính nhìn nhận nếu theo phương án 1, mặc dù đáp ứng được mục tiêu giảm bậc thuế, điều chỉnh thu nhập tính thuế ở từng bậc ở số chẵn nhưng số thu ngân sách sẽ giảm khoảng 1.300 tỉ đồng. Đồng thời có ý kiến cho rằng việc sửa biểu thuế này sẽ có lợi cho người giàu, cá nhân có thu nhập thấp không có lợi.

Do vậy, Bộ Tài chính đề xuất phương án 2. Theo đó bậc 1, tức 5 triệu đồng, tương ứng thuế 5%; bậc 2, tức từ 5 triệu đến 10 triệu đồng, áp mức thuế 10%; bậc 3 từ 10% đến 40%, áp thuế 20%; bậc 4 từ 40 triệu đến 80 triệu đồng, áp mức thuế 30% và bậc 5 trên 80 triệu đồng áp mức thuế 35%.

Phương án mới tính thuế thu nhập cá nhân - ảnh 1
Dư luận hiện nay chưa đồng tình với việc thu thuế TNCN đối với thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng. Ảnh: HOÀNG GIANG

Với phương án này, theo Bộ Tài chính cá nhân có thu nhập từ bậc 3 trở lên sẽ tăng thuế so với hiện tại nhưng mức tăng thêm so với thu nhập của người có thu nhập cao không lớn. Ví dụ nếu cá nhân có thu nhập tính thuế 15 triệu đồng/tháng sẽ nộp thêm 250.000 đồng/tháng. Cá nhân có thu nhập tính thuế 30 triệu đồng/tháng sẽ nộp thêm 400.000 đồng/tháng. Cá nhân có thu nhập tính thuế 50 triệu đồng/tháng sẽ nộp thêm 500.000 đồng/tháng…

Như vậy, tổng số thu ngân sách ước tăng khoảng 500 tỉ đồng. Do vậy, Bộ Tài chính nghiêng về phương án 2.

Nên tính theo một tỉ lệ phần trăm

Góp ý về các phương án trên, Thanh tra Chính phủ cho rằng dự thảo giảm số bậc thuế từ bảy bậc xuống còn năm bậc làm cho chênh lệch phần thu nhập tính thuế rất lớn. Ví dụ bậc 4 từ 50-80 triệu đồng cùng chịu thuế suất 28% là chưa hợp lý.

Bên cạnh đó, theo Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính nêu lý do giảm bậc thuế là để đơn giản trong kê khai, kiểm tra thu là chưa thuyết phục

Còn Bộ KH&ĐT dù đồng tình với sự điều chỉnh của bậc thuế nhưng lại đề nghị nghiên cứu đánh giá tác động của việc thay đổi biểu thuế, đảm bảo góp phần tăng tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực, các nước có điều kiện tương đồng với nước ta.

Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) cũng đề nghị trong bối cảnh Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao thì giảm thuế thu nhập cá nhân là giải pháp cần thiết và cấp bách. Do đó, đề nghị Bộ Tài chính rà soát, mở rộng đối tượng thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo sự thống nhất của các quy định pháp luật hiện hành về việc ưu đãi thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, đơn vị này đề nghị giảm 50% số thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân làm việc tại khu công nghệ cao; các cá nhân là nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin…

 Nên mở rộng đối tượng được miễn giảm

Góp ý về hai phương án tính thuế mà Bộ Tài chính đưa ra, TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, phân tích: Quan điểm của Bộ Tài chính cho rằng quá nhiều bậc, giãn cách giữa các bậc thấp quá hẹp dễ đến nhảy bậc, tính thuế ở từng bậc theo số lẻ dẫn đến khó nhớ, người nộp thuế khó khăn trong việc tự xác định số thuế phải nộp,… là phiến diện, chưa chuẩn. Trong thực tế, nếu càng chia nhiều bậc, sự phân hóa càng chính xác, không bị nhảy bậc vô lý và có phần mềm tính toán thay cho người.

“Lạm phát của Việt Nam hằng năm là điều tất yếu nên khi tính thuế TNCN phải căn cứ vào đó để đảm bảo đời sống thực tế của người lao động không bị ảnh hưởng. Không nên quy định mức giảm trừ gia cảnh bằng một con số tuyệt đối mà nên quy định theo tỉ lệ phần trăm, có thể dựa trên mức lương tối thiểu hoặc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được công bố chính thức của Chính phủ thì luật sẽ không bị lạc hậu” – ông Long đề nghị.

Thuế TNCN liên tục tăng

Theo số liệu của cơ quan chức năng, thuế thu nhập cá nhân nộp về ngân sách hiện đã vượt số thu từ dầu thô và liên tục tăng mạnh qua các năm. Năm 2014, ngân sách thu hơn 47.000 tỉ đồng từ sắc thuế này, đến năm 2016 đã tăng lên 64.000 đồng và theo dự toán năm 2017 có thể vượt 80.000 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, để Luật Thuế TNCN có tính pháp lý bền vững, ổn định lâu dài, không bị lạc hậu, không phải thường xuyên điều chỉnh ngưỡng khởi điểm tính thuế khi lạm phát hằng năm của nền kinh tế nước ta luôn có sự biến động, không nên quy định ngưỡng khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân bằng một số tiền tuyệt đối là 5 triệu đồng hoặc 10 triệu đồng. Việc quy định mức tiền tính thuế (ngưỡng khởi điểm tính thuế) nên tính theo một tỉ lệ phần trăm nhất định so với mức tiền lương, tiền công tối thiểu.

Về mức chiết trừ gia cảnh cho mỗi người phụ thuộc nên là bao gồm con chưa đến tuổi trưởng thành, bố mẹ già không còn sức lao động và không nên quy định số lượng các đối tượng phụ thuộc. Có như vậy mới tạo ra sự đồng tình của xã hội đối Luật Thuế TNCN.

Về miễn giảm thuế TNCN, ngoài những đối tượng được miễn giảm như trong dự thảo, TS Long đề nghị cần miễn giảm thêm cho đối tượng đã nghỉ hưu nhưng vẫn còn điều kiện để tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư vấn, khoa học…, đặc biệt những người từ 65 tuổi trở lên. Điều này sẽ động viên, khuyến khích, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho những người cao tuổi tiếp tục tham gia vào các hoạt động của xã hội như nhiều nước đã thực hiện.

Bác đề xuất đánh thuế tiền gửi ngân hàng

Có ý kiến đề xuất mở rộng cơ sở thuế bằng cách đánh thuế TNCN đối với lãi tiền gửi tiết kiệm đối với nhóm cá nhân có thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng lớn. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng Luật Thuế TNCN hiện hành quy định miễn thuế TNCN đối với thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng.

Việc miễn thuế TNCN nhằm khuyến khích cá nhân không có nhu cầu đầu tư trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh gửi tiền tiết kiệm qua ngân hàng – là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Đây cũng là chính sách phúc lợi đối với các đối tượng không có khả năng lao động (người về hưu, người tàn tật…) có nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng để lĩnh lãi. Thực tế các năm qua, lãi tiền gửi tiết kiệm cũng chỉ bù đắp đủ trượt giá.

“Qua theo dõi phản hồi từ báo chí, dư luận hiện nay cũng chưa đồng tình với việc thu thuế TNCN đối với thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng. Do vậy, đề nghị giữ như dự thảo luật” – Bộ Tài chính nêu quan điểm.

(TRÀ PHƯƠNG – http://plo.vn/)

Tài sản tham nhũng đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết

“Tài sản tham nhũng đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết”

VOV.VN -Theo ông Lê Như Tiến: “Tài sản do tham nhũng mà có đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết, đôi khi đó là biệt thự, những mảnh ở vị thế đắc địa…

Đối tượng tham nhũng luôn tinh vi, xảo trá

Theo báo cáo tóm tắt tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng cho thấy, trong 10 năm qua thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng được phát hiện gần 60.000 tỉ đồng và trên 400 ha đất. Đến nay số tiền đã thu hồi cho nhà nước là gần 5.000 tỉ đồng và hơn 200 ha đất, tương đương khoảng 10%.

Một số vụ việc điển hình như vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, tổng số tiền phải thụ lý là 14.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 11.080 tỷ đồng tòa buộc sung công quỹ nhà nước nhưng mới chỉ thi hành xong phần án phí, còn tiền sung công quỹ nhà nước thi hành được khoảng 219 tỷ đồng, tiền bồi thường cho ngân hàng, tổ chức cá nhân thi hành được hơn 39 tỷ đồng. Trong vụ án tại Công ty cho thuê tài chính 2 tổng số tiền phải thu hồi gần 600 tỷ đồng, nhưng đến nay mới chỉ thi hành được gần 30 tỷ đồng.

tai san tham nhung dau phai la cay kim soi chi ma khong biet hinh 1
Ông Lê Như Tiến – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Theo ông Lê Như Tiến – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, một trong những nguyên nhân khiến việc thu hồi tài sản tham nhũng gặp không ít khó khăn trong thời gian qua do các đối tượng luôn tinh vi, xảo trá, chuyển dịch tài sản cho người thân trong gia đình hoặc chuyển dịch tài sản ra nước ngoài bằng nhiều con đường khác nhau, biến tài sản phi pháp thành hợp pháp. Họ nhào nặn, biến hóa số liệu để hợp thức hóa mỗi khi thanh tra hoặc kiểm toán “hỏi thăm”.

Trong khi đó, quá trình tố tụng, xử lý tội phạm tham nhũng quá dài, đủ thời gian để các đối tượng tẩu tán, chuyển dịch tài sản dưới nhiều cách thức. Mới đây nhất như vụ việc Vũ “nhôm” ở Đà Nẵng, khi cơ quan điều tra tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì đối tượng đã bỏ trốn và tài sản cũng đã được tẩu tán từ nhiều tháng trước.

Ông Lê Như Tiến cũng cho rằng, trong tố tụng hình sự cần có một quy trình đầy đủ, nhưng trong một số trường hợp cần phải theo quy trình rút gọn, tức là xử lý việc phong tỏa tài sản trước rồi mới khởi tố, truy tố. Khi đó, đối tượng có thể chưa phải là bị can, bị cáo nhưng phải thực hiện những biện pháp ngăn chặn kịp thời như bị phong tỏa tài sản, cấm rời khỏi nơi cư trú…

“Thực tế thời gian qua cho thấy vì không có biện pháp ngăn chặn kịp thời nên khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì bị can cũng đã cao chạy xa bay, tài sản lên tới hàng nghìn tỷ cũng đã kịp tẩu tán bằng nhiều cách thức. Đó là một sơ hở trong quá trình tố tụng. Vì vậy, cần phải cải tiến quy trình tố tụng, bên cạnh những quy trình đầy đủ, chặt chẽ, trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng cần có quy trình rút gọn, tăng cường những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng” – ông Lê Như Tiến cho biết.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới phòng chống tham nhũng, từ hoàn thiện thể chế đến điều tra, tuy tố, xét xử. Nhiều vụ án tham nhũng được xử lý nghiêm minh thể hiện tính răn đe, được nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu, trong đó có nguyên nhân do pháp luật chưa có cơ chế thực sự hữu hiệu để thu hồi tài sản do tham nhũng mà có.

Trong khi đó, việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản lại không vấp phải sự kiểm soát từ phía cơ quan chức năng. Do đó, để ngăn ngừa tẩu tán tài sản đội lốt thủ tục hợp pháp như chuyển nhượng hay cho tặng, thừa kế, thì phải quy định rõ những tài sản không giải trình được nguồn gốc thì được coi là tài sản tham nhũng và phải bị thu hồi.

Mới xử lý người khai “man” tài sản về mặt hành chính, chức vụ

Lâu nay chúng ta vẫn trông chờ vào biện pháp kê khai tài sản của cán bộ công chức để kiểm tra, giám sát những biến động tài sản của đối tượng này nhưng cách này dường như không hiệu quả vì còn nặng tính hình thức. Trong khi việc kê khai còn phụ thuộc quá nhiều vào tinh thần tự giác, tự chịu trách nhiệm của người kê khai.

Tổng Bí thư: Kiên quyết loại bỏ những người tham nhũng, hư hỏng

VOV.VN – Công tác phòng, chống tham nhũng, chúng ta đã làm nhiều lần, làm quyết liệt từ nhiều năm nay, nhưng thời gian gần đây càng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.

Thực tế cho thấy, hàng năm đều công khai số liệu cán bộ công chức kê khai tài sản nhưng số được xác minh rất ít và số bị phát hiện thiếu trung thực càng ít hơn. Người bị phát hiện kê khai không đúng lại chưa bị xử lý về tài sản mà mới xử lý về mặt hành chính, chức vụ.

Trong khi đó, không ít cán bộ giàu lên nhanh chóng một cách bất thường, sở hữu khối tài sản “khủng”, biệt phủ, ô tô đắt tiền… lên tới hàng chục tỷ đồng thậm chí nhiều hơn gây bức xúc trong nhân dân, nhưng không được giải trình thỏa đáng, công tâm, minh bạch. Những thông tin như vậy không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước nói chung mà còn ảnh hưởng tới nhiều cán bộ trong sạch, liêm khiết nói riêng.

Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, kê khai tài sản không chỉ là nghĩa vụ mà còn là một biện pháp hữu hiệu để chứng minh cán bộ có trong sạch, liêm khiết hay không. Nhưng cán bộ kê khai rồi bỏ trong hộp tủ hoặc kê khai rồi để đó, khi phát sinh hay phát hiện vấn đề gì rồi mới đi thẩm tra xác minh thì không kịp thời, đúng lúc. Bởi thực tế đã xảy ra tình trạng cán bộ thực hiện việc kê khai, nhưng khi bị thanh tra, kiểm tra lại có khối tài sản lớn.

Do đó, làm thế nào sau khi kê khai, có bộ phận đánh giá, kiểm tra, thậm chí xác minh bản kê có đúng thực tế hay không, nếu thấy không thực tế thì cần phải xử lý nghiêm minh để răn đe. Ngoài cán bộ thuộc diện phải kê khai cần quy định thêm người thân như vợ/chồng, con cái… phải được kiểm tra, giám sát sự biến động tài sản.

Phải niêm yết kê khai tài sản ở cơ quan và khu dân cư

Theo ông Vũ Quốc Hùng, bản kê khai tài sản cán bộ công chức, đặc biệt là người đứng đầu các cấp cần phải công khai, niêm yết ở cơ quan và khu dân cư để nhân dân được biết. Theo đó cũng cần cơ chế để nhân dân giám sát, rõ ràng công khai đến đâu, chịu trách nhiệm đến đâu.

“Một nguyên tắc vô cùng quan trọng đó là dựa vào dân, phát huy dân chủ; công khai minh bạch, thậm chí hỏi dân đánh giá cán bộ… Đồng thời cần có biện pháp kiểm tra, giám sát hiệu quả, đặc biệt là di biến động của tài sản, thì tôi tin vấn đề kê khai tài sản sẽ đạt kết quả tốt hơn” – Vũ Quốc Hùng nêu rõ.

tai san tham nhung dau phai la cay kim soi chi ma khong biet hinh 3
Ông Vũ Quốc Hùng.

Cùng chung nhận định, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh việc thu hồi tài sản tham nhũng không phải là quá khó để không thể thực hiện được. “Tài sản do tham nhũng mà có đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết, đôi khi đó là biệt thự, những mảnh đất “vàng, đất “ngọc” ở vị thế đắc địa, hay ô tô nhiều tỷ đồng… tai mắt nhân dân đều biết hết và chúng ta có làm quyết liệt hay không thôi” – ông Lê Như Tiến nói và cho biết bên cạnh việc xử lý đối tượng tham nhũng thì phải đặt nội dung và giải pháp về việc thu hồi tài sản quyết liệt hơn.

“Bên cạnh việc sử dụng bộ máy công quyền, cần phát huy tai mắt của nhân dân ở nơi cư trú và nơi công tác cũng như các tổ chức chính trị – xã hội. Bởi nhân dân đều biết hết sự chuyển dịch tài sản cũng như giá trị gia tăng của tài sản cán bộ hàng năm như thế nào. Nếu cơ quan công quyền vào cuộc một cách quyết liệt bằng nhiều hình thức như phong tỏa tài khoản, xem diễn biến dịch chuyển tài sản hàng ngày cũng như gia tăng tài sản mỗi năm của cán bộ thì sẽ biết hết.

Tại sao hàng trăm tỷ đồng cổ phần của gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa ở Điện Quang, hay Trịnh Xuân Thanh gây thất thoát vì tham ô mấy nghìn tỷ đồng chúng ta đều biết được thì những vụ việc khác, nếu vào cuộc quyết liệt thì không có gì là quá khó khăn” – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết thêm.

Qua một loạt vụ việc xử lý kỷ luật cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao thời gian qua, đặc biệt là nhiều đại án kinh tế đã, đang và sẽ được xét xử có thể rút ra bài học đó là khi cả hệ thống chính trị, các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc và sự đồng thuận của nhân dân thì công cuộc phòng, chống tham nhũng sẽ có kết quả rất lớn. Đúng như thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Lò nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy” – cho thấy quyết tâm phòng, chống tham nhũng không có vùng cấm, không loại trừ một ai, không có chuyện “tắm từ vai trở xuống” như lâu nay nhiều người vẫn hoài nghi./.

(Theo http://vov.vn/)