Sắp tới, khi khám bệnh, chữa bệnh không cần xuất trình thẻ BHYT

Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập tại Quyết định 824/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy định liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh cho người dân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế.

 

 

Theo đó, tiến tới quy định người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám bệnh chỉ cần cung cấp số định danh cá nhân thay vì xuất trình thẻ BHYT khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức đi vào hoạt động (Lý do sửa đổi là trong số định danh cá nhân đã có các thông tin về người bệnh. Mặt khác để giảm thời gian chờ đợi của người đi khám bệnh và giúp cho người có thẻ BHYT khi đi khám bệnh không cần mang theo thẻ bảo hiểm cũng như giấy tờ tùy thân khác).

Đồng thời, tiến tới bỏ quy định phải xuất trình thẻ BHYT khi chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh (Lý do sửa đổi trong giấy chuyển tuyến đã có số thẻ BHYT của người được chuyển tuyến).

Nội dung này sẽ đi vào cuộc sống khi có quy định mới sửa đổi Điều 8 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 cho phù hợp với yêu cầu nêu trên và có hiệu lực thi hành.

(Theo https://thuvienphapluat.vn/)

Khoa học chứng minh: Vợ hay cằn nhằn chồng sẽ chết sớm

 

Khoa học chứng minh: Vợ hay cằn nhằn chồng sẽ chết sớm

Tranh cãi là điều thường diễn ra trong những gia đình đặc biệt là ở các hộ gia đình với cặp vợ chồng mới cưới. Mặc dù vậy, các ông chồng hãy cẩn thận vì khoa học cho thấy nghe vợ cằn nhằn quá nhiều đôi khi làm giảm tuổi thọ của người chồng.

Đặc biệt hơn nữa, nếu người chồng này thất nghiệp hoặc có công việc không ổn định, hiệu ứng trên càng rõ rệt hơn.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Epidemiology & Community Health chỉ ra, họ thống kê 10.000 nam giới và phụ nữ Đan Mạch với độ tuổi từ 36 tới 52.

Câu hỏi chung được đặt ra là về mối liên kết thông thường giữa hai vợ chồng “trong cuộc sống hàng ngày, ai là người tạo ra nhiều áp lực nhất cho bạn?”“ai là người luôn đòi hỏi quá nhiều tới mức làm bạn khó chịu?”.

Các nhà nghiên cứu sau đó phát cho những người tham gia một mảnh giấy để tick vào các ô bao gồm bạn bè, hàng xóm, vợ/chồng, họ hàng hoặc con cái.

9% người tham gia cho rằng vợ hay chồng của họ đòi hỏi quá nhiều, 10% nghĩ rằng vấn đề tới từ con cái, 6% tới từ gia đình và chỉ 2% tới từ bạn bè. Với câu hỏi còn lại, 6% người tham gia luôn cãi cọ với vợ/chồng, 6% cái nhau với con cái, 2% với gia đình và chỉ 1% với bạn bè.

Nhóm nghiên cứu tiếp tục theo dõi những người tham gia thêm 11 năm nữa, trong số này có 4% phụ nữ và 6% nam giới qua đời, đa phần là do ung thư, còn lại tới từ những vấn đề sức khoẻ hoặc tai nạn. Sau đó họ tiếp tục thống kê những chỉ số liên quan tới giới, tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khoẻ, tinh thần, trợ giúp cảm xúc từ bên ngoài…

Các nhà khoa học thấy rằng những người bị đòi hỏi quá nhiều, hay phải nghe lời cằn nhằn từ vợ, chồng hoặc con cái có tỷ lệ tử vong cao hơn từ 50 -100% so với những người không có vấn đề gì.

Các nhà nghiên cứu Rikke Lund, Ulla Christensen, Charlotte Juul Nilsson, Margit Kriegbaum và Naja Hulvej Rod tới từ trường Đại học Copenhagen, Đan Mạch phát biểu: “Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận ra rằng đàn ông rất dễ bị trầm cảm, áp lực từ những lời cằn nhằn phía người vợ, trong khi đó những người vợ lại gặp phải rắc rối từ họ hàng, con cái nhiều hơn”.

Bổ sung thêm cho luận điểm trên, nhóm nghiên cứu cho rằng có rất nhiều phát hiện trước đó cho thấy đàn ông gặp phải stress sẽ sản sinh ra lượng cortisol lớn, từ đó làm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Và chỉ có những người gần nhất trong gia đình như vợ hay con cái mới tạo cho đàn ông nhiều stress tới vậy, hàng xóm; công việc hay họ hàng không phải là thứ khiến đàn ông bận tâm quá nhiều.

Điều này còn thậm tệ hơn với những người đàn ông không có công việc ổn định hoặc thất nghiệp. Nhóm nghiên cứu cho rằng họ dễ gặp phải cằn nhằn từ vợ hơn (tất nhiên rồi) và khả năng chống chọi lại stress của họ không tốt như những người giàu có, có việc làm. Lý do vì họ có quá ít tài nguyên, quan hệ để xử lý khủng hoảng bên trong.

Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu cho hay thống kê trên chỉ có tính chất tham khảo vì nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố xung quanh.

Thế nhưng, họ cũng khuyên các cặp vợ chồng nên xây dựng mối quan hệ lành mạnh, tìm ra phương pháp giải quyết xung đột để giữ gia đình êm ấm, tuổi thọ kéo dài.

Theo TIME, Epidemiology & Community Health (http://laocai.tintuc.vn/)

Cách hợp thức hóa khoản chi không có hóa đơn, chứng từ

Thực tế rất nhiều doanh nghiệp phải đi mua hàng của người dân, thuê tài sản, dịch vụ của cá nhân mà không có hóa đơn, chứng từ nhưng không biết cách đưa khoản chi đó vào chi phí hợp lý trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về vấn đề này như sau:

2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Như vậy, để đưa chi phí mua hàng không có hóa đơn vào chi phí hợp lý thì cần làm đúng theo hướng dẫn sau đây:

1. Nếu doanh nghiệp mua hàng của người dân, mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra (Những mặt hàng được liệt kê theo mục 2.4 của Thông tư 96 nêu trên) không phân biệt trên hay dưới 100.000.000 đồng/năm thì cần có:

– Hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ;

– Chứng từ thanh toán (Có thể thanh toán bằng tiền mặt vì không có hóa đơn);

– Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ;

– Bảng kê mua hàng không có hóa đơn Mẫu 01/TNDN.

2. Nếu mua hàng, dịch vụ của của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên): – Trường hợp có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100.000.000 đồng/năm) thì cần:

+ Hợp đồng mua bán;

+ Chứng từ thanh toán (Có thể thanh toán bằng tiền mặt vì không có hóa đơn);

+ Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ;

+ Bảng kê mua hàng không có hóa đơn Mẫu 01/TNDN.

– Trường hợp có mức doanh thu từ (100.000.000 đồng/năm trở lên) thì cần:

+ Hợp đồng mua bán;

+ Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ;

+ Hóa đơn bán hàng;

+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (vì có hóa đơn).

Yêu cầu: Cá nhân, hộ kinh doanh lên Cơ quan thuế để mua hóa đơn bán hàng viết cho doanh nghiệp (Cụ thể, cá nhân, hộ kinh doanh sẽ phải nộp lệ phí môn bài, giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân sau đó cơ quan thuế sẽ cấp hóa đơn bán hàng).

(Theo https://thuvienphapluat.vn/)

Phát hiện mới: Người đeo kính thực sự thông minh hơn bình thường?

Phát hiện mới: Người đeo kính thực sự thông minh hơn bình thường?

(VTC News) – Người đeo kính tạo niềm tin về sự thông minh, giỏi giang và điều này mới đây chính thức được các nhà khoa học công nhận: “Người đeo kính thực sự thông minh hơn người bình thường”.

Một nghiên cứu về di truyền học do các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh, Anh thực hiện trên khoảng 44.480 người chỉ ra, hệ gen của người đeo kính khiến họ rất thông minh.

Những người tham gia vào nghiên cứu đều phải thực hiện một loạt các bài kiểm tra suy nghĩ nhằm phân loại khả năng nhận thức. Họ cũng được làm một loạt các xét nghiệm để kiểm tra ADN. Không ai trong số những người này bị chứng mất trí hoặc đột quỵ.

Phat hien moi: Nguoi deo kinh thuc su thong minh hon binh thuong? hinh anh 1

 Người sáng lập Tập đoàn Microsoft Bill Gates – một người nổi tiếng thông minh, đeo kính (Ảnh: Reuters)

Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra 148 vùng gen liên quan đến chức năng nhận thức tốt, bao gồm 58 vùng trước đó chưa được khám phá.

Thực nghiệm cho thấy, những người đeo kính  có các gen quy định tính trạng yêu cầu họ cần phải đeo kính, phải đọc nhiều hơn tới 30% so với những người bình thường.

Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra mối liên hệ giữa khả năng nhận thức với các gen đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tim mạch. Khả năng nhận thức tốt thì gen quy định sức khỏe tim mạch tốt và ngược lại.

Từ đây, kết quả nghiên cứu cũng giải thích được sự suy giảm về chức năng nhận thức xảy khi con người mắc bệnh tật và già đi. Tuy vậy, nghiên cứu không thể giải thích tại sao lại có sự tương quan di truyền giữa trí thông minh, thị lực kém và sức khỏe tim mạch.

“Chúng tôi nhận thấy được, gen di truyền đóng góp nhiều vào tư duy của con người. Chúng có liên hệ mật thiết tới sức khỏe và cấu trúc của bộ não, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến kỹ năng nghiên cứu, suy tưởng trong suốt cuộc đời của con người”, Tiến sĩ Gail Davies, công tác tại Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và nhận thức của Đại học Edinburgh cho biết.

Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Communications, được cho là nghiên cứu kỹ lưỡng nhất về các gen thông minh hiện nay.

(https://vtc.vn)

4 quy định cán bộ, công chức nên biết có hiệu lực từ tháng 6.2018

Từ tháng 6.2018, nhiều văn bản mới liên quan đến thăng hạng chức danh, thi đua khen thưởng và công tác cán bộ, công chức, viên chức chính thức có hiệu lực

STT Quy định Nội dung
1 Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập Thông tư 12/2018/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 1.6.2018, quy định cụ thể về quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giảng viên các trường đại học công lập. Theo đó, Hội đồng xét thăng hạng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định thành lập và tổ chức xét thăng hạng theo quy trình gồm các bước: Chuẩn bị xét thăng hạng, tổ chức xét hồ sơ thăng hạng và tổ chức xét thăng hạng.
2 Giảm 1/3 thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng đối với cán bộ nữ làm việc trong Tòa án Cụ thể, Khoản 11 Điều 5 Thông tư 01/2018/TT-TANDTC quy định đối với cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung. Ngoài ra, khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của một hình thức khen thưởng thì ưu tiên khen thưởng cá nhân nữ, tập thể có tỉ lệ nữa cao hơn.
3 Các hành vi bị nghiêm cấm trong thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trụ sở Bộ phận Một cửa và tại cơ quan có thẩm quyền không được thực hiện một số hành vi như:

– Cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;

– Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận giữ liệu điện tử; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện thủ tục hành chính.

– Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật.

Nội dung trên căn cứ vào Nghị định 61/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 21.6.2018.

4 Ủy ban kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh Ban chấp hành Trung ương vừa ban hành Quy định 01-Qđi/TW về trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng. Theo đó, khi phát hiện đảng viên có dấu hiệu vi phạm tham nhũng, Ủy ban kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh. Khi cần thiết, Ủy ban kiểm tra được đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với đảng viên có dấu hiệu vi phạm và dấu hiệu bỏ trốn.

(Theo Đoan Trinh (Thukyluat.vn) – http://danviet.vn/)