Ngày mai, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục hầu tòa

Ngày mai, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục hầu tòa

Ngày mai, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục hầu tòa
(PLO)- Ngày mai 24-1, TAND TP Hà Nội sẽ xét xử ông Trịnh Xuân Thanh và bảy đồng phạm trong vụ án ‘Tham ô tài sản’ tại PVP Land.
Đây là vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty CP bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land). Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 6-2, làm việc cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật.

Đáng chú ý, ông Đinh Mạnh Thắng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà)- em trai ông Đinh La Thăng- cũng bị xét xử trong vụ án này.

Liên quan đến vụ án còn có ông Đặng Sỹ Hùng (nguyên Trưởng phòng kinh PVP Land), tuy  nhiên, VKSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với ông Hùng do ông đã chết.

HĐXX gồm 5 người, do thẩm phán Đặng Thị Thanh Huyền làm chủ tọa phiên tòa. Hai kiểm sát viên Phạm Đức Long và Nghiêm Ngọc Hương (VKSND TP Hà Nội) thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa.

Theo cáo buộc, Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương gồm 5 cổ đông sáng lập, trong đó PVP Land, đã thống nhất ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng toàn bộ 24 triệu cổ phần sở hữu dự án Nam Đàn Plaza (ở đường Phạm Hùng, Hà Nội) cho Lê Hòa Bình (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1-5) với giá tương đương 52 triệu đồng/m2 đất.

Ông Bình sau đó tiếp tục ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với từng cổ đông sáng lập của Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương. Hợp đồng chuyển hơn 12 triệu cổ phần của PVP Land thể hiện giá chuyển nhượng chỉ tương đương 34 triệu đồng/m2 đất, trong khi nhượng cổ phần cho bốn cổ đông khác được ký theo giá thỏa thuận. Cáo trạng thể hiện giá trị hợp đồng là gần 192 tỉ đồng, so với giá đã được thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc thì giảm hơn 87 tỉ đồng.

Cũng theo cáo buộc của VKS, nhóm mua cổ phần của PVP Land đã thông qua ông Đinh Mạnh Thắng và một số người trung gian, gặp được Trịnh Xuân Thanh. Lê Hòa Bình đã phải chi cho Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng, Đào Duy Phong (Chủ tịch PVPLand), Đặng Sỹ Hùng (nguyên Trưởng phòng kinh doanh PVPLand) tổng số tiền tiền 49 tỉ đồng.

VKS cáo buộc trong số tiền nói trên, Trịnh Xuân Thanh đã chiếm đoạt 14 tỉ (đã hoàn trả người đưa), Đào Duy Phong chiếm đoạt 10 tỉ, Đinh Mạnh Thắng được 5 tỉ.

Theo VKS, toàn bộ hơn 12 triệu cổ phần mà PVP Land sở hữu tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương thuộc phần vốn góp của PVC là DN nhà nước do ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT (có gần 88% vốn của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam PVN).

Chủ tịch HĐQT PVPLand Đào Duy Phong và TGĐ PVPLand Nguyễn Ngọc Sinh  là người đại diện phần vốn góp của PVC tại PVPLand.

Số cổ phần này là tài sản của Nhà nước giao cho các bị cáo trên nhưng các bị cáo này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần với giá thấp hơn giá trị thực tế nhằm chiếm đoạt trên 87 tỉ đồng, và đã chiếm đoạt được 49 tỉ đồng.

Theo VKS, ông Trịnh Xuân Thanh là người có vai trò quyết định trong việc cho chuyển nhượng cổ phần PVP Land  với giá thấp  hơn thực tế. Ông Đinh Mạnh Thắng là người móc nối, tác động để ông Thanh cho chuyển nhượng cổ phần tại PVP Land.

Tuy nhiên, quá trình điều tra, ông Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận việc đã thỏa thuận, chỉ đạo bán cổ phần với giá thấp hơn giá trị thực tế để chia nhau chiếm đoạt tiền chênh lệch.

Trước đó, ngày 22-1, TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt ông Trịnh Xuân Thanh tù chung thân về tội tham ô tài sản và 14 năm tù về tội cố ý làm trái, tổng hợp hình phạt là chung thân trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN và Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC. Cũng trong vụ án này, ông Đinh La Thăng (anh trai ông Đinh Mạnh Thắng) phải nhận mức án 13 năm tù về tội cố ý làm trái.

Các bị cáo trong vụ án:

1. Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch PVC)

2. Nguyễn Ngọc Sinh (cựu tổng giám đốc PVP Land)

3. Đào Duy Phong (cựu chủ tịch HĐQT PVP Land)

4. Đinh Mạnh Thắng (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà)

5. Lê Hòa Bình (chủ tịch HĐQT Công ty 1-5)

6. Nguyễn Thị Kim Thoa (kế toán trưởng công ty 1-5)

7. Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (làm nghề môi giới)

8. Thái Kiều Hương (phó TGĐ Công ty VietSan)

(ĐỨC MINH – http://plo.vn/)

6 điều đặc biệt ở phiên tòa xử ông Đinh La Thăng

Không có vành móng ngựa, triệu tập điều tra viên, cách ly bị cáo khi xét xử…là những điều đặc biệt ở phiên tòa xử ông Đinh La Thăng.

Phiên tòa xét xử ở thời điểm Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Bộ luật Hình sự 2015 vừa có hiệu lực (ngày 1/1/2018). Vì vậy, nhiều hình thức, thủ tục, nội dung tố tụng lần đầu tiên được áp dụng.

Bên cạnh đó, phương pháp thẩm vấn, lịch làm việc và nhân thân các bị cáo cũng làm nên nhiều điểm đặc biệt cho phiên tòa.

 Không có vành móng ngựa

Đây là phiên xét xử đầu tiên TAND Hà Nội áp dụng thông tư 01 của TAND Tối cao về phòng xử án, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

Khi trả lời thẩm vấn, các bị cáo đứng trước bục gỗ khai báo, chứ không phải vành móng ngựa. Trong những lúc đối chất, hai hoặc ba bị cáo cùng đứng trước bục, có thể nhìn thẳng vào nhau.

Tại phòng xử còn có nhiều bục, ứng với mỗi vị trí khác nhau. Bục cao nhất là chỗ ngồi HĐXX gồm chủ tọa phiên tòa, thẩm phán và hội thẩm. Thư ký toà ngồi ở bục thấp hơn, phía trước.

Luật sư ngồi ngang hàng viện kiểm sát. Hai bên khu vực các bị cáo ngồi là những hàng ghế dành cho người liên quan, nguyên đơn dân sự…

Nhiều luật sư khi bước vào phần xét hỏi, tranh luận đã cảm ơn HĐXX vì đã áp dụng mô hình phòng xử theo Bộ luật Tố tụng hình sự mới. Họ được ngồi ngang hàng với cơ quan công tố, được nhận sự công bằng giữa bên buộc tội với bên gỡ tội.

Cáo trạng vụ án nêu quá trình điều tra ông Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch PVC) khai báo không thành khẩn, quanh co chối tội. Ông còn bỏ trốn gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra nên cần xem xét các tình tiết này “để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc”.

Vào phiên làm việc ngày 10/1, cho rằng nhận định ông Trịnh Xuân Thanh “không thành khẩn khai báo” của cơ quan điều tra ảnh hưởng đến quyền lợi của thân chủ, luật sư của bị cáo này yêu cầu HĐXX triệu tập điều tra viên đến tòa.

Vài tiếng sau, trong phiên làm việc buổi chiều, điều tra viên được triệu tập tới.

Luật sư của ông Thanh đã công khai đề nghị điều tra viên đưa ra bằng chứng về việc ông Thanh ‘quanh co chối tội’. Khẳng định những lời khai của ông Thanh không đúng với sự thật của vụ án, điều tra viên giải thích: “Với chứng cứ và lời khai hai ngày hôm nay của các bị cáo khác đã thể hiện tương đối rõ ràng hành vi của bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án thể hiện Trịnh Xuân Thanh không xác nhận những nội dung này”.

Luật sư Vũ Tiến Vinh cho rằng sự có mặt của điều tra viên tại phiên tòa xử ông Đinh La Thăng là căn cứ điều 296 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Đây là một trong những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018 mà Bộ luật tố tụng trước đó không quy định. Theo đó, khi xét thấy cần thiết trong quá trình xét xử, HĐXX có thể triệu tập điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án.

Luật sư Nguyễn Văn Quynh cho rằng phiên toà diễn ra trong bối cảnh Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, vừa có hiệu lực sẽ là cơ hội tốt để thực hiện những cải cách tư pháp được nêu tại đây, đặc biệt là nguyên tắc suy đoán vô tội và đảm bảo việc tranh tụng được triệt để.

Cách ly bị cáo ‘chính’ ngay từ đầu phiên xử

Ông Đinh La Thăng trong ngày 18/1. Ảnh: TTXVN

Ông Đinh La Thăng trong ngày 18/1. Ảnh: TTXVN

Ngay sáng 8/1 khai mạc phiên xử, trước khi VKS công bố cáo trạng xét xử 22 cựu lãnh đạo, luật sư Nguyễn Văn Chiến (một trong sáu luật sư bảo vệ bị cáo Nguyễn Quốc Khánh – cựu phó tổng giám đốc PVN) nêu quan điểm cho rằng đây là vụ án lớn, phức tạp có nhiều lời khai đối lập. Ông đề nghị tòa cách ly các bị cáo và nhân chứng có lời khai đối lập khi xét hỏi.

Chiều hôm đó, khi công tố viên đọc xong cáo trạng, bị cáo Đinh La Thăng bị đưa từ phòng xử án vào khu vực cách ly. Tòa cũng áp dụng việc cách ly trong quá trình thẩm vấn với bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Khác với các phiên xét xử đại án, mở đầu phần thẩm vấn vụ án HĐXX không xét hỏi các bị cáo có vai trò chính trước. Trong lúc các thuộc cấp bị xét hỏi, hai bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bị áp giải rời phòng xử sang khu vực cách ly. Suốt buổi chiều làm việc, hai ông không được đưa trở lại.

Không chỉ bị cáo đầu vụ, mà các bị cáo có vai trò đồng phạm, giúp sức như cựu tổng giám đốc PVC Vũ Đức Thuận hay Phạm Tiến Đạt cũng bị áp dụng cách ly khi có phần khai báo mâu thuẫn về mặt quyền lợi với bị cáo khác.

Đề nghị đặc biệt

 Trong phần nói lời sau cùng sáng 17/1, ông Trịnh Xuân Thanh nói vợ cùng hai con, bé út 6 tuổi, đang sống ở Đức. Thương vợ chăm con trong hoàn cảnh vất vả, ông mong HĐXX sau khi kết thúc vụ án cho “sang bên đó để có điều kiện chăm sóc con”.

Trước đó, cho rằng mình không gây nguy hiểm cho xã hội, đầu phiên làm việc buổi chiều 16/1, ông Đinh La Thăng đề nghị được thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng việc cho tại ngoại.

Đề nghị này được ông nhắc lại vào sáng hôm sau khi nói lời sau cùng. Ông muốn được ăn cái Tết cuối cùng với gia đình, bạn bè, người thân, sau đó sẽ chấp hành án phạt tù.

Bị cáo cám ơn HĐXX

Nhiều bị cáo khi nói lời sau cùng đã cảm ơn HĐXX đã điều hành một phiên tòa dân chủ. Người đứng đầu vụ án là ông Đinh La Thăng khi nói lời sau cùng cũng cảm ơn chủ tọa, HĐXX đã điều hành phiên tòa theo tinh thần đổi mới, dân chủ, khách quan theo Hiến pháp, tinh thần cải cách tư pháp.

Bi cáo Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: TTXVN

Bi cáo Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: TTXVN

Xét xử cả ngày cuối tuần

Phiên tòa khai mạc sáng 8/1 với lịch làm việc từ 8h sáng. Nhưng hôm đó, 5h cổng tòa đã mở sẵn sàng, đèn sáng khắp tòa, lực lượng an ninh túc trực khắp khu vực tòa, các phố trước tòa và lân cận. 6h15 đoàn xe chở bị cáo bắt đầu vào tòa. Phiên tòa hôm đó kéo dài tới 18h.

Liền một tuần sau đó, hôm nào đoàn xe chở các bị cáo cũng tới tòa trước 7h. Buổi trưa tòa nghỉ khi gần 12h, phiên làm việc buổi chiều bắt đầu lúc 13h30, thường kết thúc vào lúc 18h30, có hôm muộn hơn.

Ngày thứ 7 và sáng chủ nhật (13, 14/1) phiên xét xử vẫn làm việc.

6 điều đặc biệt ở phiên tòa xử ông Đinh La Thăng - 2

(Theo https://vnexpress.net/)

Cuối tháng Giêng, 3 con giáp này sẽ nhận được cơ hội lớn trong sự nghiệp

Cuối tháng Giêng, 3 con giáp này sẽ nhận được cơ hội lớn trong sự nghiệp

(Dân Việt) Không phải ai cũng nhận được cơ hội lớn trong sự nghiệp như những con giáp này.

Tuổi Tỵ

cuoi thang gieng, 3 con giap nay se nhan duoc co hoi lon trong su nghiep hinh anh 1

Cuối tháng Giêng này, người tuổi Tỵ sẽ tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm và nhận được cơ hội bứt phá trong sự nghiệp. Họ sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn trong đường học tập cũng như công việc. Gia đình của con giáp này trong tháng Giêng cũng sẽ nghe được nhiều tin tốt từ sự nghiệp cũng như đường tình duyên của họ.

Tuổi Dần

cuoi thang gieng, 3 con giap nay se nhan duoc co hoi lon trong su nghiep hinh anh 2

Năm Mậu Tuất dường như là năm của người tuổi Dần. Qua các mối quan hệ, họ nhận được những cơ hội hiếm có để phát triển sự nghiệp trong tháng Giêng này. Vào cuối tháng Giêng, nếu biết chớp lấy cơ hội, tài sản của họ sẽ tăng lên nhanh chóng. Các mối quan hệ ở nơi làm việc, gia đình của người tuổi Dần trong năm nay khá ổn định và không gặp quá nhiều trục trặc.

Tuổi Ngọ

Tin liên quan

Trong năm mới này, người tuổi Ngọ sẽ lao vào công việc với nhiệt tình và nguồn năng lượng mới. Tinh thần của con giáp này trong năm Mậu Tuất vô cùng hứng khởi. Những tiêu cực, áp lực trong việc học hành cũng như công việc của họ trong năm nay đều giảm bớt. Mọi nỗ lực của những người tuổi Ngọ đều được đền đáp xứng đáng. Con giáp này sẽ nhận được cơ hội lớn trong sự nghiệp cũng như nguồn tài chính dồi dào và rủng rẻng vào cuối tháng Giêng.

Mai Linh than khổ vì Uber, Grab và xin gia hạn nợ trong 20 năm

Tập đoàn Mai Linh cho biết hơn 24.000 lao động đang khốn khổ bởi Uber, Grab và đơn vị đang nợ gần 180 tỉ đồng.

 Mới đây, công ty CP Tập đoàn Mai Linh có văn bản gửi đến Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam để phân trần về tình hình làm ăn khó khăn của doanh nghiệp.

Theo đó, Mai Linh cho biết những năm qua trước sự ra đời của Uber, Grab khiến đơn vị sụt giảm doanh thu 30%. Tính đến cuối tháng 10-2017, Mai Linh đã nợ các dịch vụ bảo hiểm lên đến 180 tỉ đồng.

Mai Linh than khổ vì Uber, Grab và xin gia hạn nợ trong 20 năm - Ảnh 1.

Taxi Mai Linh đang khốn khổ bởi sự ra đời của Uber, Grab

Trong năm 2017, Mai Linh đã cắt giảm tới 6.000 nhân viên để giảm bớt khó khăn trong việc kinh doanh.

Hiện tại lãi suất cho vay đang rất cao. Giả sử, không có sự hỗ trợ từ Chính phủ thì thời gian tới đơn vị sẽ không thể kịp trả nợ đến hạn, không thực hiện được nghĩa vụ thuế và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Để có thể tạo được công ăn việc làm cho 24.000 lao động còn lại , Mai Linh kiến nghị được miễn tính lãi phát sinh thuế nộp chậm và đồng thời thực hiện việc trả lãi gốc kéo dài 20 năm.

Mai Linh mong muốn Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét khoanh nợ, giảm nợ để đơn vị vượt qua giai đoạn khó khăn như hiện tại.

Cùng thời gian này, Hiệp hội taxi TP HCM cũng có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị bộ nhanh chóng có những giải pháp để tạo thế hoạt động công bằng về mặt chính sách đối với hoạt động của Grab, Uber và các hãng vận tải hành khách công cộng. Hiện tại hàng loạt hãng taxi ở TP HCM có nguy cơ phá sản do sự phát triển của Uber, Grab.

Hiệp hội taxi TP HCM dẫn chứng câu chuyện thị trường bán lẻ ở Việt Nam đã rơi vào tay của người Thái Lan, Hàn Quốc. Nếu Chính phủ không nhanh chóng có biện pháp thì chắc chắn lĩnh vực taxi cũng nằm trong sự kiểm soát của các ông chủ nước ngoài.

(Theo http://nld.com.vn/)

Ô tô nhập 1 tỷ giảm hơn 200 triệu: Xe nội địa quyết liệt xuống giá

Ô tô nhập 1 tỷ giảm hơn 200 triệu: Xe nội địa quyết liệt xuống giá

Giá xe ngoại sẽ giảm từ giữa năm?

Phát biểu tại hội nghị tổng kết Bộ Công Thương mới đây, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty Hyundai Thành Công, cho rằng, sớm muộn xe nhập khẩu giá rẻ cũng sẽ tràn vào Việt Nam. Theo tính toán, với thuế suất thế nhập khẩu ô tô từ khu vực ASEAN giảm xuống còn 0%, thì xe nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam có thể giảm từ 23-25% giá bán lẻ so với hiện nay.

Ông Đức cho biết, quy định tại Nghị định 116 về các giấy tờ thủ tục liên quan như giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô, phiếu xuất xưởng, hay các tài liệu đánh giá chất lượng nhà xưởng,… đều là các giải pháp ngắn hạn.

Khi các quy trình phối hợp giữa nhà nhập khẩu và hãng xe nước ngoài được thống nhất, sẽ không có nhiều khó khăn để đưa ô tô về Việt Nam. Từ đó, xu hướng nhập khẩu xe nguyên chiếc về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao, ông Đức nhận định.

ô tô nhập khẩu,giá xe 2018,nghị định 116,thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế nhập khẩu ô tô,linh kiện ô tô
Tới giữa năm 2018, giá xe nhập khẩu liệu có giảm?

Nhiều DN cũng đồng tình với nhận định này. Trong lễ giới thiệu thương hiệu ô tô BMW và MiNi mới đây tại Việt Nam, ông Paul de Courtois, Giám đốc điều hành tập đoàn BMW châu Á, cho biết, thời gian tới sẽ đáp ứng yêu cầu của Nghị định 116 về giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cho các mẫu ô tô BMW và MiNi nhập khẩu.

Thông tin từ các DN cũng cho thấy, tại khu vực ASEAN, một số quốc gia xuất khẩu ô tô, cũng đang xem xét đề nghị về việc tiến hành thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cho xe tay lái thuận để xuất khẩu sang Việt Nam. Có thể phải sửa luật và phải tiến hành thử nghiệm, sẽ tốn thêm thời gian, để có được giấy chứng nhận này với các nhà nhập khẩu ô tô cũng không quá khó khăn. Một số DN dự báo, xe nhập khẩu có thể về Việt Nam vào thời điểm giữa năm 2018.

Liệu có hy vọng?

Với mức rẻ hơn từ 23-25% so với hiện nay thì một chiếc xe nhập có giá bán lẻ 1 tỷ đồng sẽ giảm hơn 200 triệu đồng. Cộng với thị hiếu người Việt vốn ưa chuộng sản phẩm có nguồn gốc nhập ngoại thì xe nhập sẽ rất có lợi thế.

Hiện tại, xe nhập giá rẻ chưa về Việt Nam, cho dù thuế nhập khẩu từ ASEAN đã giảm về 0%, là do vẫn còn vướng giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại, chưa xin được từ các cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu.

Đến thời điểm này, thông tư hướng dẫn Nghị định 116 vẫn chưa được ban hành. Điều các DN quan tâm nhất chính là những hướng dẫn cụ thể về giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập, quy định tại thông tư này. Khi có hướng dẫn cụ thể các nhà nhập khẩu sẽ tiến hành xin cấp từ các cơ quan có thẩm quền tại nước xuất khẩu xe.

Tuy nhiên, xe nhập giá rẻ có tràn vào Việt Nam hay không còn tùy thuộc vào những yếu tố khác. Bộ Công Thương, trong phương hướng nhiệm vụ năm 2018, nêu rõ, sẽ có một số biện pháp để kiểm soát chặt lượng ô tô nhập khẩu và hỗ trợ cho sản xuất trong nước.

Biện pháp kiểm soát xe nhập khẩu được đề cập là tăng cường quản lý chặt chẽ giá trị tính thuế, xuất xứ xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu và chống gian lận thương mại. Tức là, chỉ những mẫu xe thực sự đạt tỷ lệ nội địa hóa nội khối 40% mới được hưởng ưu đãi thuế 0%. Bên cạnh đó, giá tính thuế nhập khẩu với nhiều mẫu xe có thể sẽ được điều chỉnh tăng, cùng các biện pháp chống gian lận như khai báo sai giá, khai báo giá nhập thấp hơn thực tế,…

Lâu dài hơn là Bộ Công Thương sẽ xây dựng các hàng rào kỹ thuật để quản lý chất lượng đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu. Mới đây, Bộ KH-CN cùng với Bộ GTVT vừa có báo cáo Chính phủ về việc xây dựng hàng rào tiêu chuẩn đối với ô tô tại Việt Nam, dự kiến tổng cộng có 300 tiêu chuẩn, quy chuẩn. Đây là những hàng rào kỹ thuật dành cho ô tô nhập khẩu vào thời điểm thuế nhập ô tô từ ASEAN giảm xuống 0%.

ô tô nhập khẩu,giá xe 2018,nghị định 116,thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế nhập khẩu ô tô,linh kiện ô tô
Người tiêu dùng sẽ được mua sẽ trong nước giá rẻ?

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu xe con dưới 9 chỗ ngồi năm 2017 đạt gần 39.000 chiếc, giảm hơn 10.000 chiếc so với năm 2016; song giá trị nhập khẩu lại tăng lên, đạt 717 triệu USD. Tính bình quân, giá xe nhập khẩu trước thuế là 420 triệu đồng/chiếc, tăng hơn 100 triệu đồng so với giá năm 2016.

Số lượng giảm, trong khi giá tăng, được cho là do chính sách kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu ô tô vào Việt Nam. Nếu năm 2018, xe nhập khẩu bị kiểm soát chặt hơn nữa, dự báo giá xe khó giảm.

Giá xe trong nước sẽ giảm mạnh?

Bộ Công Thương cho biết, trong năm 2018 sẽ tính đến những giải pháp hỗ trợ cho sản xuất trong nước. Cụ thể là đề xuất xử lý các vấn đề về điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện và phụ tùng, trên nguyên tắc thấp hơn mức thuế nhập khẩu ô tô thành phẩm, theo cam kết đã ký.

Hiện tại, với quy định mới, từ 1/1/2018, các DN sản xuất láp ráp ô tô có quy mô sản lượng lớn sẽ được giảm thuế nhập khẩu tất cả các linh kiện về mức 0%. Điều này, đã giúp cho các DN, giảm giá bán lẻ sản phẩm sản xuất lắp ráp từ 12-15%.

Nếu các DN sản xuất lắp ráp ô tô được hưởng thêm ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt mức 0% với phần linh kiện mua trong nước; các DN sản xuất linh kiện được giảm thuế nhập khẩu nguyên, vật liệu đầu vào xuống mức 0% thì giá thành xe sản xuất lắp ráp trong nước sẽ giảm thấp. Giá xe trong nước sẽ rẻ hơn xe nhập khẩu và người tiêu dùng được hưởng lợi.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính mới đây có ý kiến không đồng tình với đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, do lo ngại vi phạm cam kết trong WTO.

Mặc dù vậy, đề xuất này đã được đưa vào Dự thảo sửa đổi các luật thuế, sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua trong năm 2018. Nếu được thông qua, từ 2019, xe trong nước sẽ được ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt và giá xe sẽ giảm mạnh so với hiện nay.

(Trần Thủy – http://vietnamnet.vn/)

Ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại

Ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại

Ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại
(PLO)- Mở đầu phần tự bào chữa bổ sung buổi chiều nay (16-1), ông Đinh La Thăng đã xin HĐXX thay đổi biện pháp ngăn chặn cho mình và một số bị cáo.
Bắt đầu giờ làm việc buổi chiều, bị cáo Đinh La Thăng tiếp tục bào chữa bổ sung. Ông Thăng đề nghị HĐXX và đại diện VKS xem xét phát biểu xác nhận của giám định viên Bộ Tài chính về việc nếu không có việc sử dụng tiền sai mục đích thì không có thiệt hại cho PVN, trong luận tội của VKS không nói tới điều này.

Ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại - ảnh 1
Bị cáo Thăng tại phiên tòa. Ảnh: PLO

Đáng chú ý, ông Thăng xin HĐXX và cơ quan công tố xem xét cho các bị cáo được thay đổi hình thức ngăn chặn, vì một số bị cáo đã được tại ngoại rồi. Một số bị cáo khác chắc không có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

“Xin HĐXX và cơ quan công tố xem xét cho các bị cáo của vụ này, bị truy tố về tội cố ý làm trái, được thay đổi hình thức ngăn chặn, vì một số bị cáo đã được tại ngoại rồi. Bị cáo và một số bị cáo khác chắc không có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội”, bị cáo Thăng nói.

Bị cáo Phùng Đình Thực (Nguyên TGĐ PVN) bào chữa: “Ba văn bản bị cáo không nhận được, điều này được chứng minh rất rõ. Với một khối lượng công việc của tập đoàn rất nhiều, số lượng công văn (năm 2011 có trên 48.000 văn bản đến và 18.000-19.000 văn bản đi), nếu tất cả văn bản này tổng giám đốc buộc phải biết thì rất khó”.
VKS đưa ra một số lời khai, các văn bản gửi đích danh ông Phùng Đình Thực phải nhận được nhưng thực tế bị cáo không nhận được là đúng.
HĐXX nhắc những bị cáo không nhắc lại những gì đã trình bày.
Bị cáo Thực tiếp: PVN có sự phân công công việc rất rõ ràng, quy định tại điều lệ của tập đoàn. Bị cáo không cố ý làm trái các quy định của Nhà nước, bị cáo không ưu ái PVC làm tổng thầu, khi phát hiện ra Hợp đồng 33 sai bị cáo đã cho kiểm tra ngay, khi phát hiện việc sử dụng tiền tạm ứng sai mục đích bị cáo đã yêu cầu hoàn lại số tiền này cho PVN.
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên phó TGĐ PVN): Bị cáo hoàn toàn nhận trách nhiệm về những sai phạm đã xảy ra, bị cáo hết sức ân hận về lỗi lầm của mình. Trong những lỗi lầm này, bị cáo hoàn toàn không tư lợi, bị cáo đã chủ động khắc phục một phần thiệt hại. Mong HĐXX, VKS ghi nhận cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ, xin cho bị cáo được hưởng sự khoan hồng.
Hiện nay bị cáo bị bệnh tim mạch và huyết áp cao. Khi khởi tố và bị bắt tạm giam, bị cáo đã phải đi cấp cứu, hiện bị cáo có rất nhiều bệnh, sức khỏe yếu. Mẹ già bị cáo năm nay đã 80 tuổi, chỉ có mình bị cáo là con trai. Hành vi của bị cáo không gây nguy hiểm gì cho xã hội.
Bị cáo nguyên là ĐBQH khóa 14, luôn có ý thức tuân thủ pháp luật, xin cho bị cáo được thay đổi biện pháp ngăn chặn.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh không phát biểu bào chữa bổ sung.

VKS đối đáp: Tranh luận liên quan đến tội tham ô tài sản, chúng tôi thấy rằng VKS đã đưa ra ý kiến phân tích, đánh giá chứng cứ hết sức khách quan, phù hợp với chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Về mặt chứng cứ không có gì mới. Những vấn đề đã được phân tích, đánh giá đủ cơ sở để xác định hành vi phạm tội của bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Chúng tôi không có ý kiến gì thêm, đề nghị HĐXX tiếp tục xét xử vụ án.

Về bào chữa của các luật sư cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh về hành vi cố ý làm trái: Đối đáp của luật sư không có gì mới, chỉ là quan điểm đánh giá chứng cứ của VKS và quan điểm đánh giá của các luật sư. Đề nghị HĐXX căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, căn cứ vào quá trình thẩm vấn công khai tại phiên tòa để quyết định.

(Theo http://plo.vn/)

“Lợi ích nhóm” thể hiện rõ trong sai phạm của Trịnh Xuân Thanh

“Lợi ích nhóm” thể hiện rõ trong sai phạm của Trịnh Xuân Thanh

Ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa. Ảnh: TTXVN
Ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa. Ảnh: TTXVN

7 đầu tài liệu để chứng minh hành vi cố ý làm trái của bị cáo Đinh La Thăng

Viện kiểm sát: Bị cáo Đinh La Thăng đã cố ý làm trái

Kiểm sát viên dẫn chứng 7 đầu tài liệu để chứng minh hành vi cố ý làm trái của bị cáo Đinh La Thăng, trong đó tập trung vào hành vi chỉ đạo, lựa chọn tổng thầu PVC sai nguyên tắc.

Sáng 15/1, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng cùng 21 bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) tiếp tục diễn ra. Hôm nay là ngày thứ 8 diễn ra phiên xử với phần đối đáp của VKS.

 VKS: Quan hệ một số bị cáo trong sai phạm ở PVN có lợi ích nhóm Theo đại diện VKS, mối quan hệ giữa một số bị cáo trong vụ án xảy ra tại PVN có lợi ích nhóm. Ông Đinh La Thăng đã ưu ái bỏ qua quy định pháp luật để chỉ định PVC làm tổng thầu.

Có lợi ích nhóm trong vụ án?

Đại diện cơ quan công tố cho biết do vụ án có nhiều bị cáo, một số bị cáo có nhiều luật sư bào chữa bày tỏ quan điểm nên để tiết kiệm thời gian, VKS sẽ trả lời theo nhóm vấn đề, sau đó đối tụng với từng câu hỏi cụ thể.

Về vấn đề PVN chỉ định PVC làm tổng thầu có đủ năng lực hay không? Tại tòa, ông Đinh La Thăng nói việc chỉ định PVC dựa theo văn bản của cơ quan cấp trên. Tuy nhiên theo VKS, văn bản của Nhà nước không đưa ra quan điểm cụ thể về dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 hay cho phép PVC làm tổng thầu. Chính phủ không có văn bản cho PVC làm tổng thầu mà yêu cầu chọn đơn vị đủ năng lực thực hiện. Do mất cân đối tài chính, PVC sử dụng nguồn tiền tạm ứng để trả nợ.

Dẫn số liệu báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh, đại diện VKS nói trong 2010, PVC đã gặp khó khăn về vốn (tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn) và có báo cáo gửi PVN để thực hiện kế hoạch cân đối lại vốn. Đại diện cơ quan công tố nói Chủ tịch HĐTV PVC biết tình trạng đơn vị, lãnh đạo PVN cũng biết thực lực tài chính PVC không lành mạnh. Tuy nhiên, trong các báo cáo của PVN gửi Chính phủ không nêu vấn đề này.

Ngoài ra, theo quan điểm của VKS, PVC không đáp ứng kinh nghiệm làm tổng thầu. Hai dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng và Nhơn Trạch 2, PVC chỉ tham gia xây dựng, không thiết kế.

Tại tòa, bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cũng thừa nhận PVC không đủ kinh nghiệm, thời điểm đó chỉ Lilama mới đủ năng lực. Do chỉ định thầu sai quy định, dự án thi công kéo dài gấp đôi thời gian dự kiến, phát sinh hàng trăm tỷ đồng.

Vien kiem sat: Bi cao Dinh La Thang da co y lam trai hinh anh 1
Đại diện cơ quan công tố tại phiên xử bị cáo Đinh La Thăng và 21 người khác. Ảnh: P.D.

Căn cứ xác định hậu quả thiệt hại cũng là một trong những vấn đề được nhiều luận sư quan tâm. Theo cơ quan giữ quyền công tố, cáo trạng và lời khai các bị cáo cho thấy việc tạm ứng, sử dụng tiền là sai quy định. Thiệt hại xác định là thiệt hại đã xảy ra với PVN. Cơ sở tính bằng lãi tiền gửi ngân hàng với mức lãi suất kỳ hạn đối với tiền tạm ứng và sử dụng sai mục đích theo quy định về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản.

“Người liên quan có trách nhiệm bồi thường”, đại diện KVS nói và cho biết số tiền thiệt hại được xác định là có lợi cho bị cáo. Quan điểm luật sư và bị cáo nói việc tạm ứng, chi tiền trái mục đích không tạo ra thiệt hại hoặc thiệt hại không đáng kể là không có cơ sở.

Theo nội dung đối tụng, ông Đinh La Thăng đưa Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận về PVC và cất nhắc giữ các vị trí quan trọng. Biết PVC không đủ năng lực kinh nghiệm nhưng ông Thăng vẫn ưu ái, bỏ qua các quy định chỉ định làm tổng thầu. Sau đó, ông Thăng chỉ đạo các bị cáo ở PVN và người liên quan ở PVPower ký hợp đồng EPC số 33 để tạm ứng tiền cho PVC trái quy định để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng sai mục đích, gây thiệt hại cho nhà nước. “Qua đó cho thấy mối quan hệ mang tính lợi ích nhóm trong vụ này”, đại diện VKS nói.

 Tội cố ý làm trái và tham ô tài sản bị xử lý thế nào? Mức phạt cao nhất của tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là 20 năm tù, còn tham ô tài sản có thể lên tới tử hình.

VKS: ‘Quá rõ rồi, đây là làm sai, cố ý’

Cũng trong sáng nay, đối đáp các quan điểm bào chữa của luật sư cho bị cáo Đinh La Thăng, đại diện VKS đã nêu các luận cứ, chứng cứ chứng minh việc bị cáo bị truy tố như VKSND Tối cao nêu là có căn cứ, chính xác.

Theo kiểm sát viên, Tập đoàn PVN do Nhà nước quản lý. Nhà nước giao cho PVN mục tiêu là kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn tại PVN và vốn PVN đầu tư tại các dự án khác… Nhà nước giao cho Đinh La Thăng là Chủ tịch HĐTV của PVN. Toàn bộ tài sản dù là nhỏ nhất của PVN được nhân dân giao phó, ủy thác cho bị cáo Đinh La Thăng để phát huy giá trị, lợi ích. Nhân dân và Nhà nước yêu cầu với các bị cáo phải tuân thủ pháp luật.

“Trong vụ án này bị cáo có tuân thủ pháp luật không, có trái, có sai không?” – đại diện VKS đặt câu hỏi. Theo kiểm sát viên, trong cáo trạng của VKSND Tối cao đã phân tích rõ nhưng các luật sư đưa ra một số luận cứ cho rằng bị cáo Thăng không có hành vi Cố ý làm trái.

“Trên cơ sở tài liệu chứng chứ có trong hồ sơ, một lần nữa tôi khẳng định có căn cứ pháp luật chứng minh hành vi Cố ý làm trái của Đinh La Thăng”, kiểm sát viên nêu trong phần đối đáp.

Vien kiem sat: Bi cao Dinh La Thang da co y lam trai hinh anh 2
Chủ tọa điều hành phiên tòa là ông Nguyễn Ngọc Huân . Ảnh: P.D.

Cũng trong phần đối cáo của mình, kiểm sát viên dẫn chứng 7 đầu tài liệu để chứng minh hành vi Cố ý làm trái của bị cáo Đinh La Thăng, trong đó tập trung vào hành vi chỉ đạo, lựa chọn tổng thầu PVC sai nguyên tắc của bị cáo từng là chủ tịch HĐTV của PVN. Kiểm sát viên cũng trích nhiều lời khai của các bị cáo Vũ Đức Thuận, Vũ Hồng Chương, trong đó thừa nhận PVC chưa bao giờ làm tổng thầu dự án nhiệt điện nào có quy mô lớn, độ khó, phức tạp như dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, chưa có kinh nghiệm điều hành, việc PVN chỉ định PVC là tổng thầu là trái luật, trái chỉ đạo của Thủ tướng… “Với các tài liệu này thì có phải bàn gì nữa về hành vi cố ý hay không cố ý, trái hay không trái”, kiểm sát viên nhấn mạnh.

Nói về việc bị cáo Đinh La Thăng đã ép tiền độ, chỉ đạo các đơn vị ký hợp đồng EPC, kiểm sát viên chia sẻ: Tôi rất buồn trong những ngày xét xử vừa qua, chứng kiến việc cấp dưới thì thừa nhận sai phạm, vi phạm, mong hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của pháp luật nhưng các bị cáo là cấp trên không nhận sai phạm. Kiểm sát viên cũng trích nhiều lời khai của bị cáo Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh… cho thấy dù dự án chưa đủ điều kiện triển khai nhưng 2 bị cáo vẫn đôn đốc PVC ký hợp đồng 33 theo chỉ đạo thúc ép, bắt buộc khởi công dự án của bị cáo Đinh La Thăng.

“Mối quan hệ giữa Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc là ở đây chứ còn đâu nữa”, kiểm sát viên nói. Vị đại diện cơ quan công tố cũng nêu bản thân bị cáo Thăng cũng trình bày với Cơ quan An ninh điều tra sau khi bị bắt rằng: Do sức ép đảm bảo tiến độ khởi công dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, tôi đã đôn đốc, ép buộc với tất cả các đơn vị trong đó có PVPower.

“Quá rõ rồi, đây là làm sai, cố ý”, kiểm sát viên đánh giá rồi công bố thêm một số tài liệu khác chứng minh việc bị cáo Thăng biết không thể ký hợp đồng EPC 33 nhưng vẫn ký.

7 ngày xét xử ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo diễn ra thế nào? Sau 7 ngày xét xử, bị cáo Đinh La Thăng và Nguyễn Xuân Sơn xin nhận trách nhiệm thay cán bộ dưới quyền vì đã để xảy ra sai phạm, còn Trịnh Xuân Thanh phủ nhận việc tham ô nhiều tỷ.

Cáo trạng xác định ông Đinh La Thăng chỉ định PVC thực hiện, ký gói thầu EPC trái quy định. Sau đó, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí chỉ đạo cấp dưới tạm ứng sai quy định hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ sai mục đích.

Nhóm cán bộ ngành dầu khí bị truy tố tội Cố ý làm trái do tham gia vào việc chỉ đạo PVC ký hợp đồng, tạm ứng và sử dụng tiền tạm ứng sai quy định. Riêng Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận và 8 người khác bị truy tố tội Tham ô tài sản do cấu kết lập hồ sơ khống để rút 13 tỷ đồng chia nhau sử dụng.

Sau gần một tuần xét xử, VKS đề nghị án 14-15 năm tù với ông Đinh La Thăng về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị là chung thân về 2 tội Tham ô và Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 20 bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 24 tháng tù treo đến 28 năm tù.

 Ông Đinh La Thăng xin nhận tội thay cấp dưới “Bị cáo xin nhận trách nhiệm cho người khác, từ anh Thực trở xuống…”, ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN nói tại tòa.
Vien kiem sat: Bi cao Dinh La Thang da co y lam trai hinh anh 3

(Theo https://news.zing.vn)

Tài xế đòi cảnh sát bồi thường 1.000 đồng vì phạt vượt đèn vàng

Cho rằng cảnh sát “bắt lỗi sai”, nam tài xế kiện ra tòa yêu cầu hai cơ quan công an hủy quyết định, xin lỗi, hoàn lại tiền phạt.

Ngày 12/1, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên phân xử vụ án ông Phạm Xuân Chúc (33 tuổi, trú Hà Nội) kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an thị xã Từ Sơn và quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh.

Sau khai mạc phiên tòa, đại diện VKSND Bắc Ninh đã đề nghị hoãn do thiếu đại diện bị đơn là ông Nguyễn Văn Long (Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh). Người đại diện khác là ông Phí Văn Thắng (Phó trưởng công an thị xã) có mặt.

HĐXX hội ý chừng 5 phút đã quyết định hoãn theo khoản 1 điều 157 Bộ luật tố tụng hành chính 2015. Phiên tòa sẽ được mở lại vào ngày 1/2 tới.

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh nơi diễn ra phiên phân xử. Ảnh: Phạm Dự.

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh nơi diễn ra phiên phân xử. Ảnh: Phạm Dự.

Trình bày lý do khởi kiện, anh Chúc cho hay ngày 2/12/2016 lái ôtô trên tỉnh lộ 277 hướng từ thị xã Từ Sơn ra đường cao tốc quốc lộ 1A. Khi qua ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, anh bị tổ CSGT công an thị xã Từ Sơn dừng xe với lỗi vượt đèn vàng. Anh Chúc bị lập biên bản phạt hành chính với nội dung “không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông”.

Cho rằng khi vượt vạch thì đang đèn vàng và việc cảnh sát xử phạt lỗi vượt đèn vàng là không đúng, ngày 5/12/2016 anh nộp đơn khiếu nại việc bị lập biên bản.

Ngày 25/1/2017, Công an Từ Sơn ký quyết định xử phạt hành chính anh với mức 1,6 triệu đồng và tước bằng lái xe 60 ngày về lỗi “không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông”, theo điểm a, khoản 5, điều 5 Nghị định 46.

Anh Chúc cho rằng quyết định này không có căn cứ pháp lý và công an ra quyết định xử phạt hành chính khi đã hết hạn nên kiện ra tòa, yêu cầu tuyên buộc Công an Bắc Ninh hủy bỏ quyết định xử phạt; Công an Từ Sơn hoàn lại 1.600.000 đồng đã nộp phạt và bồi thường 1.000 đồng.

Trả lời VnExpress, lãnh đạo công an thị xã Từ Sơn cho biết, tổ công tác đã làm đúng theo quy định của pháp luật. “Chúng tôi cũng có đủ căn cứ, tài liệu để chứng minh và mọi phán quyết thuộc về tòa án”, vị lãnh đạo nói.

Trước đó ngày 19/12/2017, ông Phạm Đức Vinh (41 tuổi) kiện Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hòa Bình vì ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lỗi đi quá tốc độ trong khu đông dân cư. Sau hơn ba tiếng nghe các bên trình bày, HĐXX bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của tài xế Vinh.

(Theo https://vnexpress.net/)

Cấp nhầm thuốc dưỡng thai thành phá thai

Tin mới cấp nhầm thuốc dưỡng thai thành phá thai

– Trong vụ đưa nhầm thuốc phá thai cho người phụ nữ đang dưỡng thai, bệnh viện đã tạm đình chỉ người cấp thuốc nhầm.

 

Trước đó dư luận xôn xao về câu chuyện của anh  Trần Đình Trung (trú xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) chia sẻ lên mạng về việc vợ anh đi dưỡng thai ở  bệnh viện sản nhi của tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 10/1 nhưng được hộ sinh cho uống nhầm thuốc phá thai khiến vợ anh bị hư thai sau khi đi siêu âm vào ngày 12/1.

Chiều ngày 12/1, trao đổi với PV, chị Lương Thị Tưởng (vợ anh Trung) cho biết:  “Trước đó khi phát hiện có thai tôi có đi đến phòng khám tư khám và được biết tôi có thai được 6 tuần và đã có tim thai. Tuy nhiên do thai yếu nên bác sĩ đã tư vấn cho tôi rằng cần vào viện dưỡng thai.

Chiều tối ngày 10/1, khi vào viện sản nhi quảng Ngãi Ngãi, tôi cũng được họ cũng chẩn đoán, kiểm tra, siêu âm nhẹ và yêu cầu nhập viện dưỡng thai và được họ cho uống thuốc dưỡng thai.

Đến sáng hôm sau, nữ hộ sinh có đem một loại thuốc đến cho tôi uống kèm theo hướng dẫn thuốc này uống cũng được mà đặt cũng được. Vì tin tưởng bác sĩ, hơn nữa tôi cũng không biết loại thuốc này là loại nào nên đã uống theo lời nữ hộ sinh.

Sau khi uống xong đến 8h tôi thấy bụng đau quằn quại, hỏi chị cùng phòng (chị này bị thư thai nên đến để cho thai ra) thì được biết tôi và chị ấy uống một loại thuốc giống nhau, nhưng khi đó thuốc cũng ngấm hết rồi.

Sau khi biết chuyện chồng tôi đã lên phòng Giám đốc hỏi và được bác sĩ, Giám đốc xuống xin lỗi. Họ giải thích nguyên nhân là do nữ hộ sinh đưa nhầm thuốc phá thai cho tôi”.

Tin moi cap nham thuoc duong thai thanh pha thai
Vợ anh Trung suy sụp tinh thần sau khi bị hư thai.

Chị Tưởng cho biết, chiều hôm nay (12/1 -PV), phía Giám đốc bệnh viện  họ đã nhận trách nhiệm và xin lỗi gia đình tôi trước ống kính. Hiện chị vẫn đang ở bệnh viện để điều trị mấy ngày nữa.

“Giờ chuyện không hay xảy ra rồi, tôi cũng sẽ bỏ qua nhưng lên tiếng để lần sau họ sẽ cẩn thận hơn trong chuyện dùng thuốc cho nhiều người sau này. Đây là đứa con vợ chồng tôi mong ngóng đã lâu nhưng giờ có kiện hay nói gì đi chăng nữa thì cũng không thể lấy cháu lại được” -Chị Tưởng khóc nói.

Tin moi cap nham thuoc duong thai thanh pha thai
Báo cáo của Sở y tế Quảng Ngãi về vụ việc

Cùng ngày trao đổi với Trưởng công an xã Nghĩa Thắng, nơi anh Trung công tác, vị Trưởng công an cho biết mới biết câu chuyện xảy ra với gia đình anh Trung.

“Sau khi biết tin vợ mang bầu, anh Trung vui lắm. Điều kiện kinh tế của gia đình anh Trung cũng không phải quá khó khăn nhưng đứa con này vợ chồng anh ấy đã mong mỏi từ lâu. Hiện anh Trung có một cháu gái mới được 4 tuổi” -Trưởng công an xã nói.

Tin moi cap nham thuoc duong thai thanh pha thai
Báo cáo của Sở y tế Quảng Ngãi về vụ việc

Sau khi xảy ra sự việc, ông Nguyễn Tấn Đức, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi, cho biết: “Chiều ngày hôm nay (12/1 -PV),  tôi đã tổ chức gặp mặt và thông tin chính thức về trường hợp này.

Tôi cũng nhận lỗi vì xảy ra thiếu xót này, ngoài ra tôi đến trực tiếp bệnh viện nhận lỗi và động viên người nhà anh Trung. Ngoài ra tôi đã chỉ đạo cho bệnh viện tiếp tục theo dõi điều trị tốt cho bệnh nhân.

 Đối với bệnh viện sản nhi, tôi chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm về quản lý, điều hành của ban Giám đốc.  Với nữ hộ sinh đưa nhầm thuốc, chúng tôi đã đề nghị Bệnh viện sản nhi tạm đình chỉ công tác chuyên môn, sau đó xử lý theo quy định”.

(Hồng Nhung – http://baodatviet.vn/)