Nâng mũi xong xanh lét, bác sĩ tá hoả gắp ra cả đống chỉ

Nâng mũi xong xanh lét, bác sĩ tá hoả gắp ra cả đống chỉ

BS Lê Quốc Vương, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (BV Bỏng quốc gia) cho biết, nữ bệnh nhân 28 tuổi, Hà Nội đến khoa khám trong tình trạng mũi xanh đen, khó chịu.

Bệnh nhân kể, do mũi thấp nên trước đó có một thẩm mỹ viện gần nhà để nâng với tổng chi phí 15 triệu đồng theo phương pháp căng chỉ nilon. Nhân viên thẩm mỹ tư vấn phương pháp này an toàn hơn tiêm filler hay bơm silicon.

Nâng mũi,biến chứng nâng mỹ,thẩm mỹ viện,làm đẹp
Hàng trăm sợi chỉ được gắp ra từ mũi bệnh nhân

Sau nâng mũi, cô gái luôn cảm thấy mũi khó chịu. Sau vài tuần, phần da mũi chuyển màu xanh lam ngày càng đậm, thậm chí còn bị gọi là “tắc kè xanh”.

Khi quay lại thẩm mỹ viện để kiểm tra, cô gái được giải thích màu xanh do bị tụ máu bầm, sau một thời gian sẽ tan hết. Không yên tâm, cô gái vào BV kiểm tra.

BS Vương cho biết, sau thăm khám, anh đã gỡ ra một búi chỉ nilon màu xanh lên tới hàng trăm sợi, đan chặt trong mũi bệnh nhân. Đây là loại chỉ không được dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ mà chỉ dùng khâu ngoài da.

Một số cơ trong mũi đã bị xơ hoá, buộc bác sĩ phải nạo bỏ và dùng kháng sinh chống nhiễm trùng. Sau rút chỉ, dáng mũi bệnh nhân cũng thay đổi, không còn giữ được hình dáng ban đầu. Để phẫu thuật tạo hình lại, cần chờ thêm vài tháng để vết thương lành.

Theo BS Vương, trong phẫu thuật thẩm mỹ có dùng chỉ để nâng mũi nhưng phải là chỉ tự tiêu và chỉ áp dụng cho những trường hợp đã có sống mũi cao sẵn, muốn chỉnh thêm cho đẹp, sắc nét hơn, tuyệt đối không dùng các loại chỉ khâu vết thương thông thường.

(Theo http://vietnamnet.vn/)

Viện Kiểm sát đề nghị mức án 14-15 năm tù cho ông Đinh La Thăng

Chiều nay (11-1), Viện Kiểm sát đã công bố quan điểm luận tội và đưa ra đề nghị mức án cho 22 bị cáo trong vụ án cố lý làm trái và tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Chiều 11-1, sau khi nêu quan điểm luận tội, đại diện Viện KSND TP Hà Nội đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) 14-15 năm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC, bị đề nghị 13-14 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và chung thân về tội “Tham ô tài sản”. Tổng hình phạt là chung thân.

Bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng Giám đốc PVC) bị đề nghị từ 8 đến 9 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 18 đến 19 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Tổng hình phạt: 26 – 28 năm tù.

Các bị cáo bị đề nghị tuyên phạt về tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gồm: Phùng Đình Thực (nguyên Tổng Giám đốc PVN) bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù; Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN) bị đề nghị từ 10-11 năm tù; Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó TGĐ PVN) bị đề nghị 10-11 năm tù; Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng – Trưởng Ban Tài chính Kế toán PVN) bị đề nghị 10-11 năm tù; Lê Đình Mậu (Phó Trưởng Ban Tài chính Kế toán Kiểm toán PVN) bị đề nghị từ 7-8 năm tù; Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng Ban QLDA NMNĐ Thái Bình 2) bị đề nghị từ 2-3 năm tù treo; Trần Văn Nguyên (nguyên Kế toán trưởng Ban QLDA NMNĐ Thái Bình 2): bị đề nghị 2-3 năm tù treo; Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT PVC): bị đề nghị 8-9 năm tù; Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó TGĐ PVC): bị đề nghị 7-8 năm tù; Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng PVC): bị đề nghị 6-7 năm tù; Trương Quốc Dũng (nguyên Phó TGĐ PVC): bị đề nghị từ 17- 18 tháng tù.

Các bị cáo bị đề nghị tuyên phạt về tội “Tham ô tài sản” gồm: Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó TGĐ PVC): bị đề nghị 18-19 năm tù; Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC): bị đề nghị 13-14 năm tù; Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh Văn phòng PVC): bị đề nghị từ 13-14 năm tù; Nguyễn Thành Quỳnh (Giám đốc Kỹ thuật Công nghệ, TCT CP Miền Trung): bị đề nghị từ 8-9 năm tù; Lê Thị Anh Hoa (Giám đốc Cty TNHH MTV Quỳnh Hoa) bị đề nghị 30-36 tháng tù treo; Nguyễn Đức Hưng (nguyên Kế toán trưởng Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch) bị đề nghị 30-36 tháng tù treo; Lê Xuân Khánh (nguyên Trưởng phòng kinh tế Kế hoạch của Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC) bị đề nghị 30-36 tháng tù treo; Nguyễn Lý Hải (nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật Ban ĐHDA Vũng Áng – Quảng Trạch) bị đề nghị 30 đến 36 tháng tù treo.

Theo (http://www.nhandan.com.vn)

Điểm lại sự kiện nổi bật trong lĩnh vực lao động – tiền lương năm 2017

1. Mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức

Từ 01/01/2017 – 30/06/2017: 1.210.000 đồng/tháng

Từ 01/07/2017 – 30/06/2018: 1.300.000 đồng/tháng.

Cách tính mức lương và phụ cấp từ ngày 01/07/2017 – 31/12/2017 như sau:

Mức lương thực hiện từ 01/07/2017 = Mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức lương thực hiện từ 01/07/2017 = Mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp thực hiện từ 01/07/2017 = (Mức lương thực hiện từ 01/07/2017 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ 01/07/2017 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ 01/07/2017 (nếu có)) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

– Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Từ 01/07/2018 trở đi: 1.390.000 đồng/tháng.

Căn cứ Nghị định 47/2017/NĐ-CPThông tư 02/2017/TT-BNVNghị quyết 49/2017/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018

2.  Mức lương tối thiểu vùng áp dụng trong năm 2017

Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng.

Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng.

Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng.

Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng.

Bước sang năm 2018, mức lương tối thiểu vùng sẽ là:

Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng.

Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng.

Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng.

Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng.

Căn cứ Nghị định 153/2016/NĐ-CPNghị định 141/2017/NĐ-CP.

3. Giảm mức đóng BHXH từ ngày 01/06/2017 đối với người sử dụng lao động

Theo đó, thay vì mức đóng là 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc 1% trên mức lương cơ sở vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì từ ngày 01/6/2017, mức đóng nêu trên giảm còn 0.5%.

Căn cứ Nghị định 44/2017/NĐ-CP.

4. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 01/07/2017

Theo đó, tăng thêm 7.44% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2017.

Cụ thể công thức tính như sau:

Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7/2017 = Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp tháng 6/2017 x 1,0744

Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng từ 01/7/2017 = Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6/2017 x 1,0744

Căn cứ Nghị định 76/2017/NĐ-CPThông tư 18/2017/TT-BLĐTBXHThông tư 04/2017/TT-BNVThông tư 242/2017/TT-BQP,

5. Bảng lương và phụ cấp dành cho công nhân viên chức quốc phòng

* Bảng lương:

LOI, NHÓM, HSỐ LƯƠNG

BẬC LƯƠNG

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Loại A

Nhóm 1

Hệ số lương

3,50

3,85

4,20

4,55

4,90

5,25

5,60

5,95

6,30

6,65

Nhóm 2

Hệ số lương

3,20

3,55

3,90

4,25

4,60

4,95

5,30

5,65

6,00

6,35

Loại B

Hệ số lương

2,90

3,20

3,50

3,80

4,10

4,40

4,70

5,00

5,30

5,60

Loại C

Hệ số lương

2,70

2,95

3,20

3,45

3,70

3,95

4,20

4,45

4,70

4,95

* Phụ cấp:

– Phụ cấp thâm niên vượt khung;

– Phụ cấp khu vực;

– Phụ cấp đặc biệt;

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;

– Phụ cấp trách nhiệm công việc;

– Phụ cấp công vụ:

– Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:

Căn cứ Nghị định 19/2017/NĐ-CP.

6. Bãi bỏ yêu cầu nộp CMND hoặc CCCD khi làm thủ tục vay vốn hỗ trợ việc làm

Cụ thể là đối với thủ tục cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với người lao động và thủ tục cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh.

Căn cứ Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2017.

7. Bãi bỏ yêu cầu nộp Giấy khai sinh khi làm thủ tục hưởng chế độ thai sản

Cụ thể, bãi bỏ yêu cầu nộp các giấy tờ sau đây khi làm thủ tục hưởng BHXH, BHYT:

– Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con; Bản sao Giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao Giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết khi làm thủ tục hưởng chế độ thai sản

– Bản sao Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử hoặc bản sao Quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi làm thủ tục giải quyết hưởng chế độ tử tuất, hưởng trợ cấp đối với nhà giá đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên.

– Bản sao hộ khẩu thường trú  tại nơi cư trú mới; bản sao CMND/hộ chiếu khi làm thủ tục giải quyết di chuyển đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và người chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ tỉnh này đến tỉnh khác.

– Giấy khai sinh khi làm thủ tục giải quyết điều chỉnh thông tin về nhân thân đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, điều chỉnh, hủy quyết định, chấm dứt hưởng BHXH.

– Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử khi làm thủ tục truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng hoặc trợ cấp một lần của người hưởng đã chết nhưng còn những tháng chưa nhận.

– Giấy khai sinh đối với trẻ em dưới 6 tuổi khi KCB BHYT hoặc thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT.

Căn cứ Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2017.

8. Thay đổi mức chuẩn tính trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công cách mạng

Cụ thể là 1.417.000 đồng.

Căn cứ Nghị định 70/2017/NĐ-CP.

9. Thay đổi cách đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức

Xem chi tiết tại đây.

Căn cứ Nghị định 88/2017/NĐ-CP.

10. Hướng dẫn cấp giấy phép lao động qua mạng

Bước 1: Khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động qua mạng

Lưu ý hồ sơ cấp phép phải chuyển đổi sang dạng pdf, doc, docx hoặc jpg đảm bảo phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy và được chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử.

Bước 2: Cơ quan cấp phép trả lời kết quả trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 3:  Nếu trả lời kết quả hồ sơ trực tuyến phù hợp thì người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện bản gốc hồ sơ để kiểm tra, đối chiếu và lưu theo quy định.

Bước 4: Nhận lại hồ sơ gốc kèm giấy phép lao động trong vòng 8 giờ làm việc kể từ khi cơ quan cấp phép nhận được hồ sơ gốc.

Căn cứ Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH.

(Theo https://danluat.thuvienphapluat.vn/)

Đề xuất bắt buộc công dân hiến máu 1 lần/năm

Đề xuất bắt buộc công dân hiến máu 1 lần/năm

Dân trí Trong dự án Luật về máu và tế bào gốc vừa gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Y tế đề xuất quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu hoặc quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.
Một hoạt động hiến máu tình nguyện diễn ra tại tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Công Bính)

Một hoạt động hiến máu tình nguyện diễn ra tại tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Công Bính)

Báo cáo đánh giá tác động dự án Luật về máu và tế bào gốc phục vụ cuộc họp do Bộ Tư pháp tổ chức sắp tới, cho rằng máu và các chế phẩm từ máu là loại thuốc đặc biệt, chỉ được lấy từ người và đến nay mặc dù các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm các chất thay thế máu nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Do vậy, máu người vẫn là nguồn nguyên liệu chính để cấp cứu và điều trị bệnh nhân trong giai đoạn trước mắt.

Theo tính toán lý thuyết của Tổ chức Y tế Thế giới (WHaO), ở các nước đang phát triển, dựa trên số dân của mỗi nước, cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm. Để giải quyết tình trạng thiếu máu và bảo đảm an toàn truyền máu, Chính phủ các nước đã đề xuất việc ban hành Luật Hiến máu (Blood Donation Law) hoặc các luật khác có liên quan đến vấn đề hiến máu tình nguyện không lấy tiền như: Luật truyền máu, Luật cấm buôn bán máu…. Sau khi Luật hiến máu được Quốc hội các nước ban hành, tình trạng khan hiếm máu cho cấp cứu và điều trị đã cơ bản được giải quyết.

Chính vì thế, trong dự án Luật về máu và tế bào gốc, Bộ Y tế đề xuất 2 giải pháp về nghĩa vụ của công dân liên quan đến hiến máu.

Giải pháp 1, quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu;

Giải pháp 2, quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.

Theo Bộ Y tế, việc hiến máu được thực hiện trên cơ sở cân nặng của người hiến máu: Người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500 ml mỗi lần.

Bộ Y tế khẳng định cả hai giải pháp đều không có tác động đến tăng chi cho Nhà nước mà chỉ tăng chi cho Quỹ bảo hiểm y tế với mức tăng chi bình quân khoảng 500 tỷ/năm.

Với dân số khoảng khoảng 90 triệu người, nếu áp dụng chính sách thứ nhất thì một năm sẽ có khoảng 46 triệu người phải tham gia hiến máu (trừ 30,3 triệu công dân dưới 18 tuổi và khoảng 14,2 triệu người mắc các bệnh không thể hiến máu).

Việc quy định hiến máu là nghĩa vụ của công dân có mặt tích cực là giúp cho có nguồn máu đầy đủ và ổn định. Nếu thực hiện chính sách này thì hằng năm sẽ tiêu tốn khoảng 4.180 tỷ đồng, trong đó: Quỹ bảo hiểm y tế sẽ phải tăng chi khoảng 400 tỷ/năm, chủ sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoảng 3.200 tỷ để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà người lao động sự dụng để đi hiến máu và bản thân người lao động sẽ phải bỏ ra tên 580 tỷ cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu.

Còn nếu coi việc hiến máu là tự nguyện và trong điều kiện lý tưởng là có 18,2 triệu người hiến máu tình nguyện trong một năm thì hằng năm sẽ tiêu tốn khoảng 2.000 tỷ, trong đó: Quỹ bảo hiểm y tế sẽ phải tăng chi thêm khoảng 524 tỷ/năm, chủ sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoảng 1.250 tỷ để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà người lao động sử dụng để đi hiến máu và bản thân người lao động sẽ phải bỏ ra trên 217 tỷ cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu.

Theo nghiên cứu của cơ quan đề xuất dự án luật, toàn bộ các quốc gia có ban hành Luật về máu thì không có quốc gia nào quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, kể cả Trung Quốc.

Luật hiến máu của Trung Quốc quy định: “Các cơ sở, ban ngành Nhà nước, quân đội, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các đơn vị, Ủy ban dân cư và Ủy ban thôn xóm cần huy động và tổ chức cán bộ nhân dân của đơn vị mình đi hiến máu nếu ở độ tuổi phù hợp”. Theo đó các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong hệ thống nhà nước phải có trách nhiệm tham gia hiến máu và nguồn máu này được lưu trữ và sử dụng phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho toàn dân chứ cũng không quy định nghĩa vụ bắt buộc hiến máu.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng giải pháp 1 sẽ xuất hiện một lượng máu dư thừa khá lớn không cần thiết là khoảng dần 28 triệu. Việc sử dụng giải pháp 1 cũng làm tăng chi phí của xã hội lên gấp đôi so với việc sử dụng giải pháp 2.

Từ những phân tích trên, Bộ Y tế cho rằng nên lựa chọn giải pháp 2 để vừa phù hợp với thực tiễn, phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước và xã hội. Bên cạnh đó, do nội dung của các chính sách được xác định có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân vì vậy theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì thẩm quyền ban hành chính sách thuộc Quốc hội.

Bộ Y tế cho biết, tỷ lệ hiến máu (bao gồm hiến máu toàn phần và thành phần máu) trên dân số toàn quốc năm 2015 là 1,27%, tăng 13,5% so với tỷ lệ hiến máu/dân số năm 2014. Đây là số liệu đáng lưu ý vì căn cứ vào Quyết định số 1208/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015 đã quy định: “Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ dân số hiến máu tự nguyện đạt 1,3%, đến năm 2020 tỷ lệ dân số hiến máu tự nguyện đạt 2%”.

Đến nay, toàn quốc hiện có nhiều cơ sở y tế tham gia tiếp nhận hiến máu với quy mô rất đa dạng, hiện có 60 cơ sở thực hiện tiếp nhận hiến máu. Xét về thực tế hoạt động trong nhiều năm qua, mỗi cơ sở truyền máu chỉ có thể bắt đầu đảm đương được vai trò là trung tâm truyền máu khu vực, khi lấy máu đạt trên 50.000 đơn vị/năm – tối thiểu tiếp nhận 150 đơn vị máu mỗi ngày.

(Thế Kha – http://dantri.com.vn/)

Cho người chết “sống lại”, đeo kính, hút thuốc chụp ảnh cùng gia đình

Cho người chết “sống lại”, đeo kính, hút thuốc chụp ảnh cùng gia đình

authorĐăng Nguyễn – Daily Star Thứ Ba, ngày 09/01/2018 05:55 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Đối với nhiều người, người chết nên được đem chôn cất và yên nghỉ vĩnh hằng, nhưng có một bộ lạc ở Indonesia muốn người thân ở lại, ngay cả khi họ đã chết.

cho nguoi chet "song lai", deo kinh, hut thuoc chup anh cung gia dinh hinh anh 1

Xác chết được mặc quần áo, hút thuốc như khi còn sống.

Theo Daily Star, tại làng Torja ở miền nam của đảo Nam Sulawesi, Indonesia, có một bộ lạc với tập tục để người chết “sống” cùng thân nhân như lúc còn sống.

cho nguoi chet "song lai", deo kinh, hut thuoc chup anh cung gia dinh hinh anh 2

Cứ ba năm mỗi lần, người Tarajan lại đào thi thể của người thân lên, trang điểm và mặc cho họ những quần áo thời trang mới.

Các thành viên còn sống trong bộ tộc cũng chụp ảnh cùng thi thể, dù đó là người đã chết nhiều năm.

cho nguoi chet "song lai", deo kinh, hut thuoc chup anh cung gia dinh hinh anh 3

Có những thi thể còn được đeo kính chống nắng, dùng điện thoại di động và thậm chí còn “hút” thuốc lá. Theo nghi lễ truyền thống được thực hiện hàng thế kỷ qua, bộ tộc Tarajan tin rằng linh hồn của những người chết được chăm sóc sẽ ban phước lành cho họ.

cho nguoi chet "song lai", deo kinh, hut thuoc chup anh cung gia dinh hinh anh 4

Cứ ba năm một lần, người Tarajan lại đào thi thể của người thân lên, trang điểm và mặc cho họ những quần áo thời trang mới.

Trong một bức ảnh, người đàn ông “hút” thuốc thực tế đã qua đời từ năm 1977. Nghi lễ cũng là cách để họ tưởng nhớ người thân quá cố.

Truyền thống này bắt nguồn từ một thợ săn tên Pong Rumasek. Ông tìm thấy một tử thi bị bỏ rơi bên dưới một cái cây trong rừng. Thợ săn dùng quần áo của mình mặc cho thi thể và chôn cất. Sau đó, thợ săn gặp nhiều may mắn trong cuộc đời.

cho nguoi chet "song lai", deo kinh, hut thuoc chup anh cung gia dinh hinh anh 5

Ngoài việc cho người chết “sống” lại, bộ tộc Tarajan còn dùng nghi lễ này để thay đổi quan tài, giúp tử thi không bị phân hủy quá nhiều. Khi đưa thi thể lên mặt đất, họ đeo mặt nạ phẫu thuật để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn.

cho nguoi chet "song lai", deo kinh, hut thuoc chup anh cung gia dinh hinh anh 6

Bộ tộc Tarajan hiện có khoảng 650.000 người, theo đạo Hồi hoặc đạo Thiên chúa, song một số người vẫn theo tôn giáo Aluk Todolo (hay còn gọi là Con đường của tổ tiên).

cho nguoi chet "song lai", deo kinh, hut thuoc chup anh cung gia dinh hinh anh 7

Đại gia đình chụp ảnh cùng xác người thân đã khuất.

Chính quyền Indonesia hiện chưa cấm phong tục truyền thống này, nhưng bệnh dịch cái cái chết đen mới xảy ra ở Madagascar cũng được cho là bắt nguồn phong tục sống cùng xác chết.

Dịch hạch bùng phát ở Madagascar cuối năm 2017 đã khiến hơn 1.300 người mắc bệnh và ít nhất 124 người thiệt mạng.

(Theo http://danviet.vn/)

Ông Trịnh Xuân Thanh phủ nhận tham ô 4 tỷ đồng tiêu Tết

Ông Trịnh Xuân Thanh phủ nhận tham ô 4 tỷ đồng tiêu Tết

Chiều nay, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo về tội Cố ý làm trái và Tham ô tiếp tục với phần xét hỏi.

Theo cáo buộc, Trịnh Xuân Thanh đề ra chủ trương cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.

Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị can Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC), Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVC) và Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh văn phòng PVC) trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.

Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh,Vũ Đức Thuận,Xét xử Đinh La Thăng,Vụ án Đinh La Thăng,xử Đinh La Thăng,xét xử Trịnh Xuân Thanh
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa sáng nay. Ảnh: TTXVN

Tại tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC) khai, anh ta vốn rất quý bị cáo Nguyễn Anh Minh, coi Minh như người em trong gia đình.

Năm 2006, ông Đinh La Thăng đưa Trịnh Xuân Thanh về PVN, lúc này bị cáo Minh hay lên phòng Thanh và có hỏi Thanh “có cần tiền tiêu Tết không”. Lúc đó Trịnh Xuân Thanh nói với bị cáo Minh: Tao không cho mày tiền thì thôi, mày đưa tiền gì cho anh.

“Vì vậy, không có chuyện bị cáo chỉ đạo Minh”, bị cáo Thanh nói.

Đối chất tại tòa, bị cáo Minh khai: Bị cáo phải thực hiện chủ trương của Chủ tịch HĐQT PVC về việc phải kiếm 5 tỷ đồng lo Tết. Trong một lần đến nhà bị cáo Thanh ăn Tết, Minh thấy Trịnh Xuân Thanh lấy túi tiền trong tủ. Minh hỏi tiền gì thì Trịnh Xuân Thanh nói đó là tiền mà Minh đã đưa trước đó.

Trước lời khai trên của bị cáo Minh, Trịnh Xuân Thanh trình bày: Bị cáo xin lỗi vì đã cười vô lễ, nhưng xin lỗi chủ tọa, cái tủ mà anh Minh nhắc đến là tủ giày. Hồi đó là dịp Tết, bị cáo kéo nhiều người về nhà ăn lẩu, không có chuyện bị cáo để mấy tỷ trong cái tủ giày như thế. Theo lời khai của bị cáo Minh, lời khai của các bị cáo khác về số tiền là có mâu thuẫn.

Đối chất tại tòa, anh Nguyễn Văn Kế (lái xe của bị cáo Minh) xác nhận lại lời khai của mình. Anh Kế khai có đưa bị cáo Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban Điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC) đi rút tiền. Tiền được để trong 2 túi. Bị cáo Minh nói để lại cho Minh 1 tỷ đồng, còn lại chuyển cho lái xe của bị cáo Thanh.

Trước sự xác nhận của anh Kế, Trịnh Xuân Thanh cho rằng, sao anh Kế đưa tiền cho lái xe của mình lại nói là đưa quà. “Đề nghị tòa xem xét lời khai của nhân chứng. Bị cáo lúc nào cũng có nhiều túi quà người khác cho đầy trong xe và bị cáo cũng mua sẵn nhiều gói quà Tết để trong xe rất nhiều”, lời Trịnh Xuân Thanh.

Trước thái độ không nhận tội của Trịnh Xuân Thanh, HĐXX trích lời khai của anh Toàn (lái xe của Trịnh Xuân Thanh) tại cơ quan điều tra: Chiều 13/1/2012, anh Kế lái xe của Nguyễn Anh Minh gọi tôi xuống. Anh Kế mở cửa xe lấy túi đưa sang xe của tôi và nói “Chuyển túi này cho sếp Thanh”.

Khoảng 5 phút sau, anh Thanh gọi điện bảo đưa anh về. Tôi có báo cáo việc anh Kế đưa túi đồ. Khi đưa anh Thanh về, anh Thanh ngồi ghế sau ô tô, cầm túi đồ đi vào nhà. Tôi quay xe về cơ quan và không thấy túi kia đâu nữa.

Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh,Vũ Đức Thuận,Xét xử Đinh La Thăng,Vụ án Đinh La Thăng,xử Đinh La Thăng,xét xử Trịnh Xuân Thanh
Ảnh: TTXVN

Trước lời khai của lái xe, Trịnh Xuân Thanh trình bày: Hôm nay tôi mới được nghe lời khai này. Nhưng tôi chưa bao giờ về nhà lúc 3h chiều mà toàn 8h mới về tới nhà. Không bao giờ anh Toàn đưa tôi về nhà xong lại quay xe về cơ quan cất xe. Bởi tôi cho anh Toàn đi xe về nhà, gửi xe ở Tây Hồ cho đỡ tốn tiền xăng. Tôi không hiểu sao anh Toàn khai vậy. Số tiền lớn thế tôi không quên được.

Trả lời câu hỏi vì sao bị cáo yêu cầu gia đình bồi thường 4 tỷ đồng, Trịnh Xuân Thanh cho rằng, vì bị cáo cảm thấy có trách nhiệm trước chuyện xảy ra ở PVC nên đã tự nguyện khắc phục 4 tỷ đồng.

Tại tòa, em trai Trịnh Xuân Thanh cho hay, gia đình đã nộp 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả và cố gắng trong thời điểm gần nhất nộp 4 tỷ để khắc phục hậu quả cho Trịnh Xuân Thanh.

Khi được hỏi, anh Trịnh Hùng Cường (con trai Trịnh Xuân Thanh) khẳng định, CQĐT có thu 2 căn hộ và chiếc ô tô đứng tên anh. Tiền mua xe ô tô là anh Cường được mẹ cho. Còn tiền mua 2 căn hộ là tiền được ông bà cho, tặng.

(Theo http://vietnamnet.vn/)

Ô tô năm 2018 hết đường giảm giá

Diễn biến mới, ô tô năm 2018 hết đường giảm giá

Liên quan đến việc sửa các luật thuế, Bộ Tài chính đang tính toán các phương án liên quan đến việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô.

Khoản 1 Điều 6 Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt quy định, đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.

Nhưng theo đánh giá của Bộ Công Thương thì quy định nêu trên chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chưa tạo điều kiện cho hàng sản xuất trong nước cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.

giá ô tô,ô tô nhập khẩu,công nghiệp ô tô,thuế ô tô,ô tô lắp ráp trong nước,ô tô made in Vietnam,Bộ Công Thương,Bộ Tài chính,linh kiện ô tô
Cơ hội giảm giá ô tô “made in Việt Nam” sẽ khó khăn hơn.

Do vậy, ngày 28/4/2017, Bộ Công Thương đã có báo cáo số 34/BC-BCT về đánh giá ngành sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam và các giải pháp phát triển. Trong đó, có báo cáo liên quan đến tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp so với mục tiêu đề ra.

Vì thế, Bộ Công Thương đề xuất thay đổi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước theo hướng không tính thuế tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước (linh kiện, phụ tùng). Điều này nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩn sản xuất lắp ráp trong nước, khuyến khích các hãng xe nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng được sản xuất trong nước.

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án liên quan giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô,

Phương án 1: Giá tính thuế tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống được thực hiện theo quy định hiện hành. Theo đó, giá tính thuế tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra (không trừ giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước).

Phương án 2: Thực hiện theo phương án đề xuất của Bộ Công Thương, theo đó, giá tính thuế tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước. Nếu thực hiện theo phương án này, giá ô tô do các nhà máy trong nước sản xuất sẽ có cơ hội giảm giá càng nhiều nếu tỷ lệ linh kiện “made in Việt Nam” càng lớn.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính thấy rằng phương án này chưa phù hợp với các Quy tắc đối xử quốc gia (NT) nêu tại Điều III, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT.

Cụ thể: Điều III khoản 1: Các bên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy tắc yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy định định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác định, không được áp dụng với sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.

Điều III khoản 5: Không một bên ký kết nào sẽ áp dụng hay duy trì một quy tắc định lượng nội địa nào pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm tính theo khối lượng cụ thể hay theo tỷ lệ, trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi một khối lượng hay tỷ lệ nhất định của bất cứ một sản phẩm nào chịu sự điều chỉnh của quy tắc đó phải được cung cấp từ nguồn nội địa. Thêm vào đó, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng quy tắc định lượng trong nước theo cách nào khác trái với các nguyên tắc đã quy định tại khoản 1.

Điều này có nghĩa, nếu thực hiện theo phương án Bộ Công Thương đề xuất thì sẽ tạo ra phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, dẫn đến vi phạm cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo phương án 1, tức là không có thêm ưu đãi riêng cho xe sản xuất trong nước sử dụng linh kiện “made in Việt Nam”.

Vì thế, cơ hội để ô tô sản xuất trong nước dùng nhiều linh kiện trong nước có cơ hội giảm giá là rất mong manh. Ô tô giá rẻ thêm một lần khó thành hiện thực.

(Lương Bằng – http://vietnamnet.vn/)

Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức

Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức

TTO – Lý do ông Đoàn Ngọc Hải – phó chủ tịch UBND quận 1, TP HCM – nộp đơn xin từ chức là “không thực hiện được lời hứa trước nhân dân”.

Ông Đoàn Ngọc Hải (đứng giữa) trong một lần xuống đường dẹp vỉa hè – Ảnh: LÊ PHAN

Hôm nay 8-1, đại diện UBND quận 1 TP.HCM xác nhận ông Đoàn Ngọc Hải – phó chủ tịch UBND quận này – vừa nộp đơn xin từ chức.

Trong lá đơn nộp tại cuộc họp kiểm điểm của thường trực UBND quận 1, ông Hải giải trình từ tháng 3-2016, ông chính thức phụ trách lĩnh vực đô thị và nhận thấy ở quận 1 tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp.

Quản lý trật tự đô thị, trong đó có quản lý trật tự lòng, lề đường do đó là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung sức lực và thời gian để giải quyết dứt điểm.

“Từ tháng 1 đến tháng 10-2017, công tác lập lại trật tự lòng, lề đường quận 1 đã tạo hiệu ứng lớn cho cả nước, Thủ tướng Chính phủ đánh giá tốt và chỉ đạo các địa phương khác thực hiện”, ông Hải viết trong đơn.

Nhưng “việc xử lý hành vi lấn chiếm lòng, lề đường đã động chạm đến lợi ích rất to lớn hàng ngàn tỉ của các bãi ôtô, xe gắn máy, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh mặt tiền… và một bộ phận không nhỏ cán bộ cộng sinh trong đó”.

Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức - Ảnh 2.
Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức - Ảnh 3.

Đơn xin từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải – Ảnh: QUANG KHẢI

Trong đơn, ông Hải cho biết khi nhìn lại ông thấy mình “không thực hiện được lời hứa trước nhân dân và kỳ vọng của đồng chí lão thành cách mạng sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề này, vì thế tôi xin từ chức phó chủ tịch quận 1”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 8-1, ông Huỳnh Thanh Hải – Bí thư quận ủy quận 1, TP.HCM cho biết đến thời điểm này ông vẫn chưa nhận được đơn của ông Hải nên chưa thể có ý kiến gì.

Thái độ kiên quyết của ông Đoàn Ngọc Hải khi chỉ huy xử lý lấn chiếm vỉa hè ở quận 1 ngày 24-2-2017 – Video: THUẬN THẮNG – LÊ PHAN

“Lời hứa” mà ông Hải nói đến chính là tuyên bố ngày 20-2-2017 trước nhân dân và đoàn công tác xử lý vi phạm trật tự đô thị: “Từ đây đến cuối năm không làm được, tôi sẽ cởi áo về vườn không làm nữa, chứ không làm theo phong trào, đánh trống bỏ dùi để nổi tiếng”.

Đến ngày 14-10-2017, chủ tịch UBND Q.1 Trần Thế Thuận ký quyết định lập tổ liên ngành trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quận. Theo đó, ông Đoàn Ngọc Hải không được tự ý xuống đường giải quyết vi phạm nữa.

Quyết định này đã chấm dứt giai đoạn công tác kiểm tra tự đô thị, an toàn giao thông trên địa bàn quận được giao gần như toàn quyền cho ông Đoàn Ngọc Hải.

Trong giai đoạn này, ông Hải dẫn đầu đoàn kiểm tra trực tiếp xử lý hàng ngàn trường hợp vi phạm, thậm chí đề xuất giáng chức, luân chuyển công tác một số cán bộ phường không làm tốt công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn, để tình trạng tái lấn chiếm diễn ra. Cách làm của ông tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Cuối đơn, ông Hải nói khi trở lại làm công dân bình thường sẽ dành thời gian nhiều hơn để suy nghĩ về các giải pháp “căn cơ”, “nhân văn”, “không làm ảnh hưởng đến mưu sinh của người nghèo” trong việc dẹp vỉa hè.

(theo https://tuoitre.vn)

Điểm mới các Nghị định nổi bật có hiệu lực từ 01/01/2018

1. Hướng dẫn chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần

Nghị định 126/2017/NĐ-CP hướng dẫn xử lý tài sản thừa hoặc thiếu so với giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đối với doanh nghiệp không còn vốn Nhà nước sau khi cổ phần hóa như sau:

– Đối với tài sản thừa: Thực hiện bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.

– Đối với tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.

Nghị định 126/2017/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011; Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015.

2. Quy định về báo cáo hàng quý đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số

Nghị định 122/2017/NĐ-CP quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả với doanh nghiệp kinh doanh xổ số; Sở giao dịch Chứng khoán (CK) & Trung tâm lưu ký CK Việt Nam.

Theo đó, định kỳ hàng quý, kết thúc năm, doanh nghiệp kinh doanh xổ số phải lập và gửi các báo cáo sau:

– Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh (Mẫu số 01/BCXS).

– Báo cáo tình hình tiêu thụ vé (Mẫu số 02/BCXS ).

– Báo cáo tình hình thực hiện kỳ hạn nợ và đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của đại lý xổ số (Mẫu số 03/BCXS).

– Báo cáo tình hình chi trả hoa hồng đại lý xổ số và chi ủy quyền trả thưởng của đại lý xổ số (Mẫu số 04/BCXS).

– Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước (Mẫu số 05/BCXS).

– Báo cáo doanh thu thực tế phát sinh theo từng địa bàn tỉnh, thành phố có phát hành xổ số điện toán và tình hình phân bổ, nộp ngân sách các tỉnh hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán của Vietlott (Mẫu số 06/BCXS).

Xem nội dung chi tiết các biểu mẫu báo cáo trên tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 122/2017/NĐ-CP ngày 13/11/2017.

3. Thủ tục nộp tiền để đảm bảo thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại (PNTM) phải nộp để bảo đảm thi hành án.

Theo đó, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, PNTM phải hoàn thành việc nộp tiền.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì thời hạn này được tính lại kể từ khi lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không còn nữa.

Việc nộp tiền để bảo đảm thi hành án được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản, nộp tiền mặt vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra hoặc cơ quan thi hành án dân sự mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan tài chính trong quân đội.

4. Áp dụng chương trình ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất ô tô

Chính phủ ban hành Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch.

Theo đó, chương trình ưu đãi thuế được áp dụng đối với doanh nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô.

Về hồ sơ đăng ký tham gia chương trình sẽ bao gồm:

– Công văn đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế theo Mẫu số 05 (01 bản chính) quy định tại Phụ lục II;

– Giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật của nhà máy (01 bản chụp có chứng thực).

Nghị định 125/2017/NĐ-CP bãi bỏ Khoản 2 Điều 4 và các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016.

(Theo https://thuvienphapluat.vn/)

Thẻ BHYT năm 2018 có nhiều điểm mới người tham gia cần biết

Thẻ BHYT năm 2018 có nhiều điểm mới người tham gia cần biết

VOV.VN -Các cơ sở khám chữa bệnh, nếu phát hiện thiếu thông BHYT phải tự xác minh, không được phép yêu cầu bệnh nhân quay về đổi thẻ BHYT.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó trưởng ban Sổ thẻ (BHXH Việt Nam), thẻ BHYT mới không ghi giá trị sử dụng đến ngày mà chỉ từ ngày. Để biết giá trị sử dụng, người tham gia có thể chủ động tra cứu trên cổng thông tin BHXH Việt Nam theo mã số BHYT ghi trên thẻ, danh sách tại đơn vị quản lý đối tượng. Trường hợp vẫn còn vướng mắc, có thể liên hệ với cơ quan BHXH qua tổng đài 1900699668 để được giải đáp. Đến kỳ hạn đóng tiền, cơ quan BHXH sẽ có trách nhiệm thông báo thông tin kịp thời qua các cấp đơn vị để người tham gia tiếp tục đóng bảo hiểm.

the bhyt nam 2018 co nhieu diem moi nguoi tham gia can biet hinh 1

Trường hợp đổi thẻ mới giá trị sử dụng năm 2017 sang năm sau tiếp tục tham gia, cơ quan BHXH chỉ cấp giá trị sử dụng thẻ trong dữ liệu từ ngày 1/1/2018 và in danh sách cấp thẻ gửi đơn vị quản lý đối tượng để thông tin về giá trị sử dụng mới của thẻ BHYT. Thẻ đã cấp cho người tham gia năm 2017 vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng.

Nếu chưa nhận được thẻ mới nhưng có nhu cầu khám chữa bệnh BHYT, người tham gia cần chủ động đến cơ quan BHXH kê khai và lấy thẻ mới. Nếu thẻ cũ còn giá trị sử dụng thì vẫn tiếp tục được khám chữa bệnh BHYT bình thường.

“Việc xác đinh thời điểm 5 năm liên tục ghi trên thẻ BHYT hiện nay của một số trường hợp còn chưa chính xác lý do là quá trình tham gia cấp theo mã thẻ BHYT chưa đồng bộ với mã số BHXH trên thẻ BHYT mới. Vì vậy, đơn vị và người tham gia cần hỗ trợ cơ quan BHXH kiểm tra khi nhận thẻ. Nếu chưa đúng thì thông tin lại cho cơ quan BHXH để rà soát danh sách và đổi lại thẻ cho đối tượng” – ông Hiếu nói.

Trường hợp đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia, đối tượng có quyền được hưởng mức BHYT cao nhất và chỉ được cấp 1 thẻ BHYT duy nhất theo đối tượng có thứ tự đầu tiên qui định tại Điều 12, Luật BHYT. Vì vậy, người tham gia cần cung cấp các giấy tờ chứng minh quyền hưởng BHYT cao hơn cho cơ quan BHXH.

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh về BHYT khi tra cứu thông tin về thẻ BHYT của người tham gia trên cổng thông tin giám định về BHYT mà cơ sở dữ liệu không đầy đủ hoặc không đúng thì liên hệ với bộ phận giám định thẻ BHYT của cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT để xác minh, không được phép yêu cầu bệnh nhân, người bệnh quay về đổi thẻ BHYT.

Cơ quan BHXH cũng yêu cầu trả ngay thẻ BHYT theo mã số BHXH cho người tham gia đồng thời có hướng dẫn cho các trường hợp thiếu tờ khai đến cơ quan BHXH kê khai bổ sung và nhận ngay thẻ BHYT mới.

Về tình hình in và phát thẻ BHYT năm 2018, đến nay đã đổi thẻ y tế và mã số BHXH cho 54.949.968 người, đạt tỷ lệ 76,9% tổng số người tham gia BHXH, tập trung vào các nhóm đối tượng hết hạn sử dụng thẻ trước 31/12/2017 (gồm học sinh sinh viên, hộ gia đình nghèo, người lao động..). Các đối tượng còn lại khoảng hơn gần 15 triệu người có thẻ BHYT được cấp còn hạn sử dụng, sau ngày 31/12/2017 như người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, hưu trí và trẻ em dưới 6 tuổi. BHXH đang tiếp tục đổi thẻ mới và hoàn thành trước 30/6/2018.

Đến thời điểm này, nhiều người lao động vẫn chưa nhận được thẻ BHYT. Để tránh ảnh hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT, người tham gia cần liên hệ ngay với cơ quan quản lý đối tượng để sớm chuyển danh sách phê duyệt mua BHYT năm 2018 cho cơ quan BHXH./.

(theo http://vov.vn/)