Bão số 16 – Tembin di chuyển lệch xuống phía nam

Bão số 16 – Tembin di chuyển lệch xuống phía nam

Bão số 16 – Tembin di chuyển lệch xuống phía nam

Bão Tembin đang giảm cấp và di chuyển lệch dần xuống phía nam. Tâm bão nhiều khả năng không đi vào đất liền, song Nam Bộ vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp.
Dự báo ngày 25/12 về hướng đi của bão số 16 – Tembin Bão số 16 – Tembin dự báo giảm cấp dần trước khi đổ bộ vào các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau vào tối và đêm 25/12. Sức gió mạnh nhất còn cấp 9-10, sóng biển cao 6-9 m.

Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng hạn ngắn (thuộc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương), cho biết bão Tembin đang giảm cấp và di chuyển lệch về phía nam.

“Dù tâm bão khả năng cao không đi vào đất liền nhưng chúng tôi nhấn mạnh rằng các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng của bão Tembin“, ông Năng nói.

Diễn biến này cũng sát với nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương khi đưa ra hai kịch bản cho cơn bão cuối mùa.

Bao so 16 - Tembin di chuyen lech xuong phia nam hinh anh 1
Vị trí và hướng di chuyển của bão Tembin theo bản tin lúc 11h. Ảnh: NCHMF.

Bão Tembin mạnh cấp 8 khi vào vùng biển Cà Mau – Kiên Giang

Theo bản tin trưa của cơ quan khí tượng, lúc 10h ngày 25/12, tâm bão số 16 cách Côn Đảo khoảng 290 km về phía đông. Bão mạnh cấp 10-11 (90-115 km/h), giật cấp 13.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 200 km về phía tây bắc, khoảng 100 km về phía đông nam tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 50 km tính từ vùng tâm bão.

Ngày và đêm nay, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây và suy yếu dần, tốc độ di chuyển khoảng 20 km/h. Sáng 26/12, tâm bão ở trên khu vực vùng biển Cà Mau – Kiên Giang. Lúc này, bão giảm cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 11.

Từ trưa 25/12, vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 9, giật cấp 12. Sóng biển cao từ 6-8 m.

Trên đất liền, các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang có gió cấp 6-7, giật cấp 9. Khu vực khác thuộc Nam Bộ và các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Bao so 16 - Tembin di chuyen lech xuong phia nam hinh anh 2
Tính đến 10h sáng 25/12, toàn huyện Côn Đảo đã hoàn tất di dân, sẵn sàng chống bão. Ảnh: Hải An.

Ven biển các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau có khả năng nước biển dâng do bão khoảng 0,5 m, sóng biển cao 3-5 m.

Từ sáng 25/12, ảnh hưởng của hoàn lưu phía bắc bão số 16 kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 4-6 m.

Bão Tembin không mạnh trở lại khi vào vịnh Thái Lan

Cơn bão sau đó di chuyển theo hướng tây với tốc độ khoảng 20 km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đêm 26/12, tâm áp thấp nhiệt đới cách Thổ Chu khoảng 150 km về phía tây hơi chếch nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/h), giật cấp 9, sóng biển cao 3-5 m. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 80 km tính từ vùng tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo của các trung tâm khí tượng trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản và Hong Kong đều có chung nhận định bão số 16 đang dần suy yếu và tâm bão lệch dần về phía nam.

Bao so 16 - Tembin di chuyen lech xuong phia nam hinh anh 3
Dự báo hướng di chuyển bão Tembin của Hải quân Mỹ…
…và Đài khí tượng ĐH London (Anh) trưa 25/12 đều cho thấy tâm bão chệch xuống phía nam và giảm cấp. Tuy nhiên, cơn bão vẫn ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: NRLMRY – TSR.

Trước đó, đêm 23/12, bão Tembin đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 16 ở khu vực này trong năm 2017. Bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây với tốc độ khá nhanh khoảng 20-25 km/h.

Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn trung ương nhấn mạnh: “Theo quy luật, cứ 10 năm sẽ xuất hiện một cơn bão mạnh vào cuối mùa như vậy. Nhưng chúng tôi chưa ghi nhận cơn bão nào có cường độ mạnh như bão Tembin”.

(theo https://news.zing.vn)

Không nên phân biệt tuổi hưu nam – nữ

Không nên phân biệt tuổi hưu nam – nữ

22/12/2017 12:14

Một trong những nội dung rất đáng quan tâm mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) đó là đưa ra phương án tăng tuổi nghỉ hưu so với hiện nay

Dù đưa ra được nhiều lập luận về ích lợi nhưng ý tưởng tăng tuổi hưu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) không dễ nhận được sự đồng thuận, đặc biệt là lực lượng lao động trực tiếp.

Tăng tuổi hưu – chuyện hiển nhiên?

Theo nhận định của Bộ LĐ-TB-XH thì sau 25 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã phát triển mạnh mẽ: GDP bình quân đầu người của Việt Nam thuộc nhóm tăng nhanh nhất thế giới, đạt mức 5,5% trong thập kỷ 1990 và 6,4% trong thập kỷ 2000, và đến năm 2015 nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ước đạt 6,7%. Tuy nhiên quá trình này cũng mang lại những thách thức mới, cải cách hệ thống lương hưu trong đó có việc tăng tuổi nghỉ hưu được cho là cấp thiết trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, sức khỏe của người dân đã được cải thiện rõ rệt, quỹ bảo hiểm có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần.

Quy định về tuổi nghỉ hưu của Việt Nam từ năm 1961 đến nay vẫn không thay đổi, trong khi tuổi thọ của người dân ngày càng tăng, cùng với đó là điều kiện làm việc của người lao động (NLĐ) ngày càng được cải thiện. Trên thực tế rất nhiều người lao động sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục làm việc; hoặc tiếp tục ký hợp đồng lao động với chính cơ quan, đơn vị cũ; hoặc làm cho một tổ chức, cá nhân khác. Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Viện Y học Lao động Phần Lan (FIOSH) về chỉ số khả năng làm việc (WAI) với điều kiện Việt Nam, cho thấy, việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với NLĐ là hoàn toàn khả thi. Cụ thể, có tới 60% người cao tuổi trong độ tuổi 60-69 đang làm việc. Nếu mỗi năm có khoảng 120.000 lao động nghỉ hưu thì sẽ có khoảng 48.000 người lao động tiếp tục làm việc.

Nam – nữ nên nghỉ hưu bằng tuổi nhau?

Theo Bộ LĐ-TB-XH, trước đây người ta quan niệm phụ nữ cần có sự ưu tiên đặc biệt vì họ phải gánh trách nhiệm đối với gia đình và thể chất của họ yếu hơn so với nam giới. Chính sách nghỉ hưu sớm được cho là sự ưu ái cũng như là sự bù đắp cho những gánh nặng của phụ nữ với vai trò là người lao động, người chăm sóc gia đình và xã hội. Song quy định này không còn phù hợp trong bối cảnh điều kiện kinh tế, xã hội đã có nhiều thay đổi.

Không nên phân biệt tuổi hưu nam - nữ - Ảnh 1.

Người dân nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tại Bưu điện trung tâm Bình Chánh, TP HCM

Tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới tới 6 tuổi trong khi phụ nữ lại nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 tuổi. Các quy định về tuổi nghỉ hưu sớm của phụ nữ so với nam giới theo luật hiện hành có thể dẫn đến nhiều hình thức phân biệt đối xử về phát triển nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến và khả năng tích lũy lương hưu sau này. Hơn nữa, 5 năm nghỉ hưu sớm hơn của phụ nữ so với nam giới trong khi tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới, sẽ tạo thêm gánh nặng cho quỹ lương hưu.

Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên, ông Đào Quang Vinh – Viện Trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng, nếu áp dụng phương án mới, chúng ta sẽ mất 10 năm để tuổi nghỉ hưu của nữ ở tuổi 60 và 4 năm để tuổi nghỉ hưu của nam ở tuổi 62. Điều này sẽ có tác dụng làm chậm quá trình thâm hụt quỹ. Đồng thời kết thúc lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu sẽ giải quyết được một bước vấn đề bình đẳng giới về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ, đây được xem là giải pháp điều chỉnh dần dần, nhằm hạn chế các tác động kinh tế, chính trị và xã hội nói chung cũng như giảm các ảnh hưởng đối với nhóm NLĐ sắp nghỉ hưu, những người sẽ chịu tác động ngay khi chính sách có hiệu lực.

Về quy định từ ngày 1-1-2021 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi, ông Đào Quang Vinh cho rằng việc điều chỉnh tuổi, nhiều nước trên thế giới đã làm và nước nào cũng phải làm trong thời gian dài chứ không thể làm nhanh. Ngoài ra, việc điều chỉnh tăng trong thời gian dài để cảm nhận của người tham gia không sốc, không gây biến động lớn.

Ông Đào Quang Vinh cũng đưa ra một quan điểm mới: “Về mục đích của việc tăng tuổi hưu nam và nữ, một mặt để tiệm cận, gần nhau, hướng đến việc nam – nữ có thể nghỉ hưu bằng nhau. Việc này rất đúng vì thế giới cũng làm tương tự thế, không phân biệt đối xử. Nếu ta để tuổi hưu như cũ thì sẽ ảnh hưởng tới cơ hội việc làm, thăng tiến… của phụ nữ và họ bị hạn chế rất nhiều. Thời gian 5 năm là rất dài. Nếu cố gắng tăng lên thì thời gian phải đủ vì khoảng cách 5 năm thu hẹp, nữ phải tăng nhanh hơn nam”. Cũng theo ông Vinh, với việc tăng 6 tháng/năm với nam là hợp lý, nữ nên tăng khoảng 3 tháng/năm. Thời gian kéo dài cũng không đáng lo, 15 hay 20 năm không phải là vấn đề lớn, quan trọng là để không cảm nhận độ sốc.

Ông Vinh cũng ủng hộ việc nam – nữ nghỉ hưu bằng tuổi nhau. Nguyên nhân cốt lõi là tuổi thọ phụ nữ còn cao hơn nam, họ đóng góp để hưởng lương hưu, tuổi lao động của nữ không kém gì nam giới. “Suy nghĩ cho phụ nữ nghỉ sớm và cho là ưu tiên thực ra chỉ nghĩ một chiều, chiều còn lại phụ nữ không có cơ hội làm việc, cống hiến. Trong các quy định về tiêu chuẩn lao động quốc tế về phân biệt đối xử, để khác nhau như thế là vẫn phân biệt đối xử” – ông Vinh chia sẻ.

Hai Phương án về tuổi hưu của Bộ LĐTBXH

Phương án 1: Giữ nguyên cách tính hiện nay.

Phương án 2: Tuổi nghỉ hưu của NLĐ bình thường làm việc trong điều kiện lao động bình thường là nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi. Từ 1.1.2021 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Theo phương án này, sẽ mất 10 năm để tuổi nghỉ hưu của nữ ở tuổi 60 và 4 năm để tuổi nghỉ hưu của nam ở tuổi 62. Điều này sẽ có tác dụng làm chậm quá trình thâm hụt quỹ. Đồng thời kết thúc lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu sẽ giải quyết được một bước vấn đề bình đẳng giới về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ, đây được xem là giải pháp điều chỉnh dần dần, nhằm hạn chế các tác động kinh tế, chính trị và xã hội nói chung cũng như giảm các ảnh hưởng đối với nhóm người lao động sắp nghỉ hưu, những người sẽ chịu tác động ngay khi chính sách có hiệu lực.

(theo Báo Người Lao Động)

Quy định rõ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi (Bộ luật Lao động 2019)

Bộ luật Lao động 2019: Quy định rõ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Toàn văn Dự thảo Bộ luật Lao động 2019
Bộ Luật Lao động 2019

Theo đó, Bộ luật Lao động sửa đổi sẽ quy định cụ thể hơn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định rõ hơn về nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ hằng năm, thời giờ làm việc tiêu chuẩn…

Việc quy định này nhằm đảm bảo tính logic, và tính khả thi trên thực tế, phù hợp với thực tiễn.

Thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Bộ Luật Lao động sửa đổi (sau đây gọi gọn là Bộ luật Lao động 2019) là vào kỳ họp tháng 5 năm 2019 của Quốc hội khóa XIV và thông qua dự án Bộ luật Lao động 2019 vào kỳ họp tháng 10 năm 2019 của Quốc hội khóa XIV.

(theo Thư viện pháp luật)

Mã độc lây qua Facebook Messenger liên tục xuất hiện biến thể mới

Mã độc lây qua Facebook Messenger liên tục xuất hiện biến thể mới

Liên quan đến loại mã độc mới đang được phát tán mạnh tại Việt Nam qua Facebook Messenger, tính đến sáng 21/12, Việt Nam đã có 10.600 máy tính bị nhiễm loại mã độc này. Nguy hiểm hơn, cứ 10 phút lại có 1 biến thể mới của mã độc này được phát tán.

Phản ánh của phóng viên Truyền hình Thông tấn

Chính thức có lịch nghỉ Tết Âm lịch 2018 cho cán bộ, công chức

Chính thức có lịch nghỉ Tết Âm lịch 2018 cho cán bộ, công chức

Chính thức có lịch nghỉ Tết Âm lịch 2018 cho cán bộ, công chức

Văn phòng Chính phủ đã chính thức ban hành Thông báo 573/TB-VPCP về lịch nghỉ Tết Âm lịch 2018.

TOÀN VĂN THÔNG BÁO NGHỈ TẾT ÂM LỊCH 2018

Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2018

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được nghỉ 7 ngày liên tục.

Cụ thể, được nghỉ từ ngày 14/02/2018 đến hết ngày 20/02/2018 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến hết ngày 05 tháng giêng năm Mậu Tuất).

Trong đó, từ ngày 14/02/2018 đến hết ngày 18/02/2018 là các ngày nghỉ Lễ, các ngày còn lại là ngày nghỉ hàng tuần và ngày nghỉ bù của ngày nghỉ hàng tuần.

Đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định 02 ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch của đơn vị để bố trí lịch nghỉ phù hợp, đúng pháp luật.

(theo https://thuvienphapluat.vn)

Tư vấn cho doanh nghiệp

  • ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TRỌN GÓI

               DỊCH THUẬT TIỀN GIANG cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói. Đến với chúng tôi, bạn hoàn toàn không phải lo lắng cho bất kỳ vấn đề pháp lý nào xảy ra. Chúng tôi áp dụng những phương pháp tối ưu cùng với những chuyên viên giàu kinh nghiệm nhằm đem đến cho quý khách hàng một dịch vụ chất lượng cao, nhanh chóng, đơn giản, giá thành cạnh tranh.


  • TƯ VẤN TRƯỚC KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

    + Tư vấn mô hình và cơ cấu tổ chức công ty.
    + Tư vấn cách đặt tên công ty.
    + Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành công ty.
    + Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
    + Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông.
    + Tư vấn tỷ lệ và phương thức góp vốn.


  • THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC THEO ỦY QUYỀN

    DỊCH THUẬT TIỀN GIANG sẽ hoàn thiện hồ sơ và thủ tục liên quan, thực hiện các công việc theo sự ủy quyền của quý khách tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký thành lập doanh nghiệp của quý khách:

    + Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh.

    + Tiến hành thủ tục xin giấy phép khắc dấu và khắc dấu cho doanh nghiệp.

    + Thông báo mẫu dấu tại cơ quan có thẩm quyền.


  • TƯ VẤN SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

    + Hướng dẫn thủ tục kê khai và nộp thuế theo quy định về thuế.
    + Cung cấp hồ sơ nội bộ cho công ty.
    + Tư vấn đặt in, phát hành hóa đơn cho doanh nghiệp.
    + Tư vấn những công việc cần làm ngay khi công ty bước vào hoạt động.
    + Tư vấn đăng ký bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.
    + Tư vấn các vấn đề khác theo thắc mắc của khách hàng.

 

Mọi thắc mắc về thủ tục xin liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ thêm về dịch vụ

CÔNG TY TNHH MTV DCH THUT TIN GIANG

Đa ch: 20 Trương Vĩnh Ký, phường 7, TP. M Tho, tnh Tin Giang
Điệ
n thoi: 0984 271 777

Email: dichthuattiengiang@gmail.com

Website: dichthuattiengiang.vn

Tài xế lại trả tiền lẻ qua trạm BOT quốc lộ 5

Tài xế lại trả tiền lẻ qua trạm BOT quốc lộ 5

(PL)- Mặc dù giao thông ùn ứ nhưng trạm BOT số 1 quốc lộ 5 không phải xả trạm.

Chiều 11-12, nhiều tài xế tiếp tục sử dụng tiền lẻ mệnh giá từ 200-500 đồng để trả phí qua trạm thu phí BOT số 1, quốc lộ 5, huyện Văn Lâm, Hưng Yên để phản đối mức phí qua trạm khiến ba làn xe hướng Hải Phòng – Hà Nội bị tắc nghẽn. Lực lượng chức năng đã vất vả tổ chức phân luồng, giải tỏa ùn tắc.

Điều xe cẩu đến hiện trường

Nhận được thông tin tài xế tiếp tục trả tiền lẻ, ngoài lực lượng chức năng được bố trí sẵn từ buổi sáng, hai xe cẩu lớn, trong đó có một xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam được điều động đến hiện trường. An ninh được thắt chặt, báo chí cũng không được vào khu vực trạm thu phí.

Việc trả tiền thu phí được thực hiện một cách chậm rãi, tài xế đưa từng tờ tiền cho nhân viên thu phí. Trung bình mỗi xe mất khoảng 5-7 phút để thanh toán. Thậm chí một tài xế xe tải còn nghe điện thoại trong lúc trả tiền thu phí khiến thời gian xe này dừng tại trạm dài hơn 10 phút.

Theo ghi nhận của PV Pháp Luật TP.HCM, có gần 10 ô tô đồng loạt trả tiền lẻ, kéo dài trong khoảng 20 phút. Giao thông trên quốc lộ 5 nhanh chóng bị ùn ứ. Để giảm ùn tắc, lực lượng chức năng phải mở làn dành cho xe máy cho ô tô chạy qua; thậm chí mở cả cổng của trụ sở quản lý trạm thu phí để người dân đi xe máy vào bên trong, đi tắt qua khu vực trạm. Mặc dù giao thông ùn ứ, tuy nhiên trạm BOT số 1 quốc lộ 5 không phải xả trạm.

Trước đó, sáng cùng ngày cũng xuất hiện một số xe trả tiền lẻ theo hướng Hà Nội – Hải Phòng. Nhân viên trạm thu phí đã bố trí người kiểm đếm và thối tiền lẻ 100 đồng cho tài xế. Sau đó ít phút, lực lượng cảnh sát cơ động, CSGT, thanh tra giao thông đến hiện trường để điều tiết giao thông nên không xảy ra ùn tắc.

Tài xế lại trả tiền lẻ qua trạm BOT quốc lộ 5 - ảnh 1
Tài xế trả tiền lẻ qua trạm thu phí số 1 quốc lộ 5. Ảnh: VIẾT LONG

Tài xế lại trả tiền lẻ qua trạm BOT quốc lộ 5 - ảnh 2
Lực lượng công an, cảnh sát cơ động được điều động đến hiện trường để phân luồng, giữ trật tự. Ảnh: VIẾT LONG

Bức xúc vì chưa giảm phí

Theo nhiều tài xế, tuyến đường quốc lộ 5 được nâng cấp, cải tạo từ năm 1996 và hoàn thành năm 1998. Trước đây, trạm thu phí chỉ thu 10.000 đồng nhưng từ khi Nhà nước chuyển giao cho Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) quản lý, phí qua trạm liên tục tăng và đến nay mức thấp nhất đã lên tới 40.000 đồng/xe/lượt.

Trong khi, hầu như tuyến đường bao năm nay không được đầu tư và sửa chữa khiến mặt đường tuyến quốc lộ 5 quá xấu so với các tuyến quốc lộ khác ở khu vực này nhưng mức phí bằng tuyến đường làm mới. Bên cạnh đó, việc nhà đầu tư thu phí quốc lộ 5 để hoàn vốn cho dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nên người dân không đi trên cao tốc này cũng phải trả tiền là bất hợp lý.

“Việc này chúng tôi đã từng phản ứng nhưng đến nay các cơ quan chức năng vẫn không lắng nghe nguyện vọng của người dân. Họ vẫn thu phí với giá cao và không chịu di dời trạm là bất công cho người dân…” – anh Nguyễn Văn Hùng, một tài xế ở huyện Văn Lâm, bức xúc.

Trước đó hai tháng (ngày 11-9, ông Nguyễn Văn Phóng, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, khẳng định đã có văn bản gửi Bộ GTVT và Bộ Tài chính kiến nghị giảm mức phí và di dời trạm thu phí số 1 trên quốc lộ 5 về vị trí mới để hạn chế xe tải né trạm.

Trong khi đó, nhiều tài xế cho rằng cơ quan chức năng hứa giảm phí từ ngày 1-11 nhưng đến giữa tháng 12 mức phí tại trạm này vẫn không thấy thay đổi.

Theo lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sau khi có kiến nghị của tỉnh Hưng Yên vào tháng 9, đơn vị đã đàm phán với Vidifi. Qua đó hai bên thống nhất giảm 12%-25% cho tất cả phương tiện lưu thông qua trạm quốc lộ 5. Đồng thời giảm 100% giá vé đối với phương tiện xe dưới 12 ghế ngồi, xe có tải trọng dưới hai tấn của người dân (không kinh doanh) ở khu vực lân cận trạm thu phí trong bán kính 5 km, các loại xe buýt vận tải khách công cộng. Giảm 50% giá vé đối với cơ quan, tổ chức có trụ sở chính trên địa bàn khu vực lân cận có bán kính cách trạm 5 km.

“Ngoài ra, đối với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất giảm cao nhất tới 20% tùy từng phương tiện. Sau đó, Tổng cục Đường bộ đã gửi đề xuất lên Bộ GTVT để xem xét…” – lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin.

Tuy nhiên, trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Điều, trạm trưởng trạm thu phí BOT số 1 quốc lộ 5, cho biết hiện nay đơn vị chưa nhận được chỉ đạo giảm giá nên vẫn thu giá cũ.

Diễn biến tại trạm BOT quốc lộ 5

Ngày 4 và 5-9, nhiều tài xế dùng tiền lẻ để trả phí qua trạm thu phí số 1 quốc lộ 5, huyện Văn Lâm, Hưng Yên nhằm phản đối mức phí và vị trí đặt trạm.

Quốc lộ 5 là tuyến đường huyết mạch nối Hà Nội – Hải Phòng, chiều dài khoảng 100 km, tuyến đường này có hai trạm thu phí tại Hưng Yên và Hải Phòng trên quốc lộ 5 để đảm bảo cho dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có khả năng thu hồi vốn.

Thủ tướng yêu cầu không để ùn tắc tại các trạm BOT

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 1882/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết dương lịch, Tết nguyên đán Mậu Tuất và lễ hội xuân 2018. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở GTVT lập kế hoạch cụ thể và có biện pháp tổ chức vận tải bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuyệt đối không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các trạm thu giá.

Thủ tướng cũng giao Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương lập và triển khai kế hoạch cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết dương lịch, Tết nguyên đán Mậu Tuất; ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật gây mất an ninh, trật tự tại các trạm thu giá…

AT

VIẾT LONG – TUYẾN PHAN

Đưa đề xuất cải tiến chữ của PGS.TS Bùi Hiền vào đề thi lớp 12

Đưa đề xuất cải tiến chữ của PGS.TS Bùi Hiền vào đề thi lớp 12 là sự bất kính?

“Để cho học sinh lớp 12 mới 18 tuổi bàn về công trình nghiên cứu của một PGS.TS đã 83 tuổi từng là phó hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ là sự bất kính”, TS. Phạm Hữu Cường – trung tâm luyện thi thầy Cường cho hay.

Mới đây, trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) đã đưa nội dung câu hỏi liên quan đến đề xuất cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền vào trong đề thi kết thúc học kỳ I dành cho học sinh lớp 12 đang gây nhiều tranh cãi.

Đề thi kết thúc học kỳ I khối 12 của trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội)

Sáng 11/12, PV báo Infonet đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Hữu Cường – trung tâm luyện thi thầy Cường. TS. Phạm Hữu Cường cho hay: “Câu số 4 của phần đọc hiểu trong đề thi này vẫn có tính chất hợp lý riêng: Ở phần trên gắn với văn bản đọc hiểu nói về sự trong sáng của tiếng Việt theo quan điểm của Thủ tướng Phạm  Văn Đồng. Thứ hai là, gắn với văn bản đó, người ra đề muốn định hướng cho học sinh bàn luận về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ đó phải có sự chuẩn mực trong bảng chữ cái, điều này thể hiện dụng ý tốt của người ra đề.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi không nên ra đề như vậy bởi một số lí do sau:

Thứ nhất, ngay cả câu từ dùng trong đề cũng chưa chuẩn: “Đề xuất cải tiến bảng chữ cái “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt” của PGS.TS Bùi Hiền…” lẽ ra phải nói “Đề xuất cải tiến bảng chữ cái “Tiếng Việt” trong đó có việc chuyển từ “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt” mới là chuẩn.

Thứ hai, tôi không tán thành việc cho học sinh bàn về những vấn đề như bảng cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền. Bởi lẽ, PGS.TS Bùi Hiền năm nay đã 83 tuổi và gần như ông đã dành nửa cuộc đời để nghiên cứu bảng chữ cái ấy.

 Trong khi chúng ta để cho học sinh lớp 12 mới 18 tuổi bàn về công trình nghiên cứu của một PGS.TS từng là phó hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ là sự bất kính. Người trẻ có thể có những quan điểm, phán xét bất kính về người già, đó là điều tối kỵ trong sư phạm.

Tiếp nữa, dụng ý trong công trình của PGS.TS Bùi Hiền có những điểm rất tích cực mặc dù còn những điểm chưa thật hợp lý hoặc khả năng thực thi của nó kém. Tuy nhiên công trình này mới được trình bày dưới dạng một bản tham luận khoa học in trong cuốn kỷ yếu chứ chưa phải công trình công bố chính thức và càng không phải để thực thi trong đời sống.

Theo dõi thì sẽ thấy rất ít người thể hiện thái độ trân trọng với công trình này mà thay vào đó là sự “ném đá”. Vậy thì, học sinh rất có thể đi theo định hướng của dư luận trong thời gian vừa qua là “ném đá” công trình. Vậy nó càng làm thể hiện sự bất kính đối với một nhà khoa học.

Tôi nghĩ rằng người ra đề đề cập đến đề xuất cải tiến chữ của PGS.TS Bùi Hiền là muốn đề thi mang tính chất thời sự hơn. Tuy nhiên, việc liên tục ra đề Văn theo dư luận sẽ khiến đề thi trở nên hơi…lố bịch. Trước đây, một số đề thi đề cập đến vấn đề thời sự có ý nghĩa nhân văn thì rất được trân trọng. Thế nhưng ra nhiều quá, cái gì cũng đưa vào đề văn như thời gian gần đây đề cấp đến  ca sĩ Sơn Tùng, ChiPu là lố bịch.

Tôi tin chắc, khoảng 70% học sinh chưa biết PGS.TS Bùi Hiền là ai và càng không thể biết về công trình mà giáo sư đã công bố. Vì thế, cho học sinh bàn luận về vấn đề này sẽ tạo nên những phán xét bừa bãi về công trình nghiên cứu khoa học này”.

“theo http://infonet.vn/”

Trong tuần này trình phương án xử lý BOT Cai Lậy

Trong tuần này trình phương án xử lý BOT Cai Lậy

(PL)- Đang nghiên cứu thêm phương án giữ nguyên trạm thu phí như hiện nay để thu hồi đủ vốn đầu tư quốc lộ 1 (hơn 300 tỉ đồng), sau đó sẽ dời trạm vào đường tránh.
 “Bộ GTVT vừa có công văn yêu cầu Vụ Đối tác công tư, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Công ty TNHH quốc lộ 1 Tiền Giang, Ban Quản lý dự án 8, Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT khẩn trương phối hợp triển khai kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 4-12” – ngày 10-12, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin.

Tiếp tục đánh giá ba phương án

Tại phiên họp hôm 4-12, Bộ GTVT đã báo cáo ba phương án xử lý trạm BOT Cai Lậy. Cụ thể:

– Phương án 1: Giữ nguyên trạm như hiện nay, có biện pháp bổ sung (nếu cần thiết) để đảm bảo việc thu giá dịch vụ.

– Phương án 2: Xây dựng thêm trạm trên tuyến tránh, thu giá dịch vụ hoàn vốn đầu tư cho cả tuyến tránh và phần đầu tư trên QL1 hiện hữu.

– Phương án 3: Di dời trạm hiện nay về đặt trên tuyến tránh, Nhà nước hoàn trả phần kinh phí đầu tư trên QL1 hiện hữu, có thực hiện điều tiết phân luồng giao thông.

Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang, Sở GTVT tỉnh Tiền Giang và các cơ quan, đơn vị khẩn trương nghiên cứu ba phương án xử lý đã được Bộ GTVT báo cáo; phân tích ưu, nhược điểm cụ thể đối với mỗi phương án.

Các phương án báo cáo cần thu thập đủ số liệu phương tiện các loại (xe tải, xe khách), dự kiến phân luồng xe đi trên tuyến tránh và xe đi trên QL1 qua trung tâm thị xã Cai Lậy, có ý kiến thống nhất của địa phương; thực hiện đàm phán, thống nhất sơ bộ với nhà đầu tư. Trong quá trình thực hiện, trường hợp xuất hiện phương án khác, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải chủ động nghiên cứu.

Chậm nhất là ngày 17-12, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trình Bộ GTVT đề xuất hướng xử lý các bất cập tại trạm BOT Cai Lậy.

Trong tuần này trình phương án xử lý BOT Cai Lậy - ảnh 1
Vị trí đặt trạm BOT Cai Lậy đang được dư luận quan tâm. Đồ họa: HỒ TRANG

Thêm phương án giữ nguyên trạm

 Theo vị lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ngoài ba phương án trên, đơn vị đang nghiên cứu thêm phương án giữ nguyên trạm thu phí như hiện nay để thu hồi đủ vốn đầu tư quốc lộ 1 (hơn 300 tỉ đồng), sau đó sẽ dời trạm vào đường tránh. Đồng thời phân luồng xe tải từ quốc lộ 1 đi vào tuyến tránh. Phương án này do một số chuyên gia giao thông, kinh tế đề xuất và được đánh giá khả thi vì thời gian thu phí trên quốc lộ 1 ngắn hơn, có giới hạn rõ ràng về tuyến đường, mức phí, loại xe cụ thể.

“Hiện chúng tôi đang tiến hành kiểm đếm lưu lượng xe qua trạm. Sau khi kiểm đếm sẽ phân tích các ưu, khuyết điểm, phương án tài chính… của cả bốn phương án để trình Bộ GTVT báo cáo Chính phủ nhằm đưa ra phương án cuối cùng” – lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin.

Tại sao Chính phủ phải quyết định?

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết hiện nay cả nước có 88 trạm thu phí BOT và Bộ GTVT quản lý 73 trạm. Trong đó, có ba trạm đặt ngoài phạm vi dự án là trạm Tào Xuyên (Thanh Hóa), Cầu Rác (Hà Tĩnh) và Bắc Thăng Long – Nội Bài (Hà Nội). Ngoài ra, có sáu dự án nâng cấp cải tạo tuyến chính và đồng thời xây dựng tuyến tránh rồi đặt trạm trên tuyến chính (tương tự BOT Cai Lậy). Do đó, việc xử lý bất cập tại trạm Cai Lậy sẽ ảnh hưởng đến nhiều trạm khác, sức lan tỏa đối với xã hội rất lớn nên Bộ GTVT cần phải báo cáo để Thủ tướng quyết định phương án.

BOT Tam Kỳ miễn, giảm vé gần 4.500 phương tiện

“Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) thống nhất việc miễn, giảm giá vé sử dụng dịch vụ đường bộ cho gần 4.500 phương tiện qua trạm BOT Tam Kỳ theo đề nghị của Tổng cục Đường bộ” – ngày 10-12, ông Nguyễn Văn Hạc, trạm trưởng trạm BOT TP Tam Kỳ (đóng ở huyện Núi Thành, Quảng Nam) cho biết.

Tháng 10-2017, UBND tỉnh Quảng Nam đã làm việc với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Cienco 5 để bàn về phương án miễn, giảm phí cho các phương tiện sử dụng dịch vụ đường bộ qua trạm BOT Tam Kỳ. Theo đề nghị của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sẽ có gần 3.600 phương tiện được giảm 50% và 900 phương tiện được miễn phí 100% giá dịch vụ qua BOT Tam Kỳ. Đó là phương tiện thuộc các cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu thường trú ở các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2 thuộc huyện Núi Thành, Quảng Nam và các phường An Sơn, Hòa Hương và Tam Ngọc thuộc TP Tam Kỳ, Quảng Nam.

Được biết BOT Tam Kỳ là trạm thu phí hoàn vốn cho dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn Quảng Nam (km 942 – km 1027).

 H.TRƯỜNG

VIẾT LONG – Báo Pháp Luật
Khởi tố, bắt giam ông Đinh La Thăng

Khởi tố, bắt giam ông Đinh La Thăng

Tối 8-12, các lực lượng chức năng đã thi hành lệnh khám xét tại nhà riêng đối với ông Đinh La Thăng (ở phường Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) theo các quyết định khởi tố, bắt tạm giam và khám xét của Bộ Công an.

Ông Đinh La Thăng, nguyên chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), hiện là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, đại biểu QH khóa XIV. Ông Thăng được xác định liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan công an đang điều tra.

  Điều tra ông Thăng về tội cố ý làm trái

Thông báo về việc khởi tố, bắt bị can trong vụ án tại Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), do Bộ Công an phát đi chiều tối cùng ngày cho hay: Cơ quan CSĐT và Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đang điều tra mở rộng vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại PVN, gây thiệt hại 800 tỉ đồng của PVN góp vốn vào Oceanbank. Cùng đó là vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC và dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Căn cứ tài liệu điều tra thu thập được, ngày 8-12, Cơ quan CSĐT vàCơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự. Cùng đó là lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Đinh La Thăng. VKSND Tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh trên.

Cũng theo thông báo này, Cơ quan CSĐT và Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt, khám xét đối với ông Đinh La Thăng theo đúng quy định của pháp luật.

Hiện Cơ quan CSĐT và Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đang tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án và thu hồi tài sản để sớm kết luận điều tra, truy tố và xét xử theo đúng quy định của pháp luật.

Khởi tố, bắt giam ông Đinh La Thăng - ảnh 1
Ông Đinh La Thăng. Ảnh: H.GIANG

Khởi tố, bắt giam ông Đinh La Thăng - ảnh 2
Lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ liên quan tại nhà ông Đinh La Thăng (Hà Nội). Ảnh: TUYẾN PHAN

Đình chỉ sinh hoạt đảng, tư cách ĐBQH của ông Thăng

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM cùng ngày, Tổng Thư ký Quốc hội (QH) Nguyễn Hạnh Phúc cho hay chiều cùng ngày Ủy ban Thường vụ QH đã họp phiên họp 18 và quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu (ĐB) QH đối với ông Đinh La Thăng.

Thông cáo về phiên họp thứ 18 phát đi sau đó cho hay Ủy ban Thường vụ QH đã thảo luận, tiến hành biểu quyết với tỉ lệ nhất trí cao thông qua Nghị quyết số 456/NQ-UBTVQH14 ngày 8-12-2017 “Về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH đối với ông Đinh La Thăng, ĐBQH khóa XIV”.

Trong một diễn biến liên quan, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã ký quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng đối với ông Đinh La Thăng – phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Quyết định này nêu rõ: Đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương) đối với ông Đinh La Thăng, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, từ ngày 8-12-2017 theo Quyết định khởi tố bị can số 522/C46 và lệnh bắt tạm giam số 134/C46 của Cơ quan CSĐT Bộ Công an.

Thời hạn đình chỉ được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có).

Ông Đinh La Thăng sinh ngày 10-9-1960, quê quán Nam Định. Ông Thăng có học vị tiến sĩ, là ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI và XII, ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, đại biểu Quốc hội (QH) khóa XI, XIII, XIV.

Từ tháng 1-2006 đến tháng 12-2008, ông Thăng là bí thư Ban cán sự đảng, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ông Thăng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông Thăng lúc này là phó bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông Thăng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sau đó là đại biểu QH khóa XIII.

Tại kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII tháng 8-2011, ông Thăng được QH phê chuẩn làm bộ trưởng Bộ GTVT.

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng tháng 1-2016, ông Thăng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ủy viên Bộ Chính trị. Sau đó được bầu là đại biểu QH khóa XIV.

Từ ngày 5-2-2016, ông Đinh La Thăng được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM và giữ chức vụ bí thư Thành ủy TP.HCM.

Ngày 7-5-2017, tại Hội nghị Trung ương 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kết luận: Ông Đinh La Thăng mặc dù có quá trình công tác gần 35 năm, có những đóng góp nhất định cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và những cơ quan, đơn vị ông giữ cương vị lãnh đạo nhưng trên cương vị ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, bí thư Đảng ủy, chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2009-2011, ông đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân ông, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng.

Sau khi xem xét toàn diện, khách quan, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức ủy viên Bộ Chính trị khóa XII. Sau đó ông Thăng thôi giữ chức bí thư Thành ủy TP.HCM.

NGUYỄN ĐỨC – TRỌNG PHÚ (Báo Pháp Luật)