Phạt đến 500.000 đồng nếu vợ không đưa tiền cho chồng tiêu Tết?

Anh Nguyễn Huy L (Email nguyenhuyl***@gmail.com) sinh năm 1985 có thắc mắc về trường hợp vợ không đưa tiền cho chồng tiêu Tết.

 

Tiêu tết

Cụ thể thắc mắc như sau:

Đến nay, tôi kết hôn gần ba năm, từ ngày lấy nhau thì vợ đòi giữ tất cả tiền lương của tôi (từ 15 – 18 triệu đồng/tháng) rồi mỗi tháng chỉ đưa tôi 2.170.000 đồng để ăn trưa, xăng xe và nhậu cùng bạn bè; với số tiền ít ỏi như trên thì nhiều tháng tôi không đủ sử dụng vào những việc thiết yếu (xe hư, ăn sinh nhật bạn bè,…), tôi có xin vợ đưa thêm thì vợ nhất quyết không cho. Bức xúc hơn, dịp Tết năm rồi tôi xin vợ đưa thêm 2.000.000 đồng để tiêu Tết (để lì xì cho các cháu trong họ, mua quà cho ba, mẹ…) nhưng vợ tôi cũng không đồng ý. Vậy Tết năm nay, vợ tôi cứ tiếp tục như vậy thì có vi phạm pháp luật hay không? Có bị xử lý gì hay không? Tôi cảm ơn!

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin được giải đáp như sau:

– Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.

– Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân”.

Như vậy, thu nhập từ tiền lương của chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của người chồng và người chồng được quyền sử dụng tài sản này bình đẳng như người vợ.

– Khoản 1 Điều 56 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng”.

Căn cứ vào các quy định nêu trên thì vợ của anh sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Bởi vậy, anh có thể nói cho vợ của anh biết rõ về quy định này để vợ anh tránh bị phạt cũng như việc thực hiện các nhu cầu thiết yếu của anh được bảo đảm.

(Theo https://thuvienphapluat.vn/)

 

Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2019

Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012 và Công văn 6519/VPCP-KGVX ngày 11/7/2018 của Văn phòng Chính phủ thì lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2019 được thực hiện như sau:

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội

Được nghỉ từ thứ Bảy ngày 29/12/2018 đến hết thứ Ba ngày 01/01/2019 (được nghỉ 04 ngày liên tục). Trong đó:

– Thứ Bảy ngày 29/12/2018 và Chủ Nhật ngày 30/12/2018 là ngày nghỉ hàng tuần;

– Thứ Hai ngày 31/12/2018 được nghỉ do hoán đổi ngày nghỉ (đi làm bù vào thứ Bảy ngày 05/01/2019);

– Thứ Ba ngày 01/01/2019 là ngày nghỉ Tết Dương lịch theo Luật định.

Lịch nghỉ tết Dương lịch 2019

2. Đối với người lao động khác

Được nghỉ vào Thứ Ba ngày 01/01/2019 (theo Điểm a Khoản 1 Điều 155).

(Theo https://thuvienphapluat.vn/)

Quy định mới về chính sách “BHYT 05 năm liên tục”

 

Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 01/12/2018. Theo đó:

– Nếu người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám chữ bệnh (KCB) tại cùng cơ sở KCB lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (LCS) thì:

+ Cơ sở KCB không thu số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng LCS đó.

+ Phải cung cấp hóa đơn thu đối với số tiền cùng chi trả đủ 06 tháng LCS để người bệnh đề nghị BHXH xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó.

– Nếu người bệnh có số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở KCB khác nhau hoặc tại cùng một cơ sở lớn hơn 06 tháng LCS thì:

Người bệnh mang chứng từ đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng LCS và nhận giấy xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó.

– Nếu người bệnh có số tiền cùng chi trả vượt quá 06 tháng LCS được tính từ ngày 01/01, quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB trong phạm vi quyền lợi từ thời điểm người bệnh tham gia đủ 05 năm liên tục đến hết ngày 31/12 của năm đó.

Ngoài ra, Nghị định 146 cũng bổ sung, sửa đổi một số trường hợp được xác định là tham gia BHYT liên tục như:

– Người được cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

– Khoảng thời gian đã tham gia BHYT trước khi đi lao động ở nước ngoài được tính nếu tham gia BHYT khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

(Theo https://thuvienphapluat.vn/)

Từ 1/7/2019 tăng lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng/tháng

Từ 1/7/2019 tăng lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng/tháng

Từ ngày 1/7/2019 thực hiện điều chỉnh lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công tăng 7% …

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày báo cáo về ngân sách.

 Từ ngày 1/7/2019 thực hiện điều chỉnh lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công tăng 7%, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết.

Sáng 16/10 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến các báo cáo về ngân sách nhà nước.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, phương án phân bổ dự toán ngân sách Trung ương 2019 báo cáo trên cơ sở dự toán tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2019 là 1.411.300 tỷ đồng.

Dự toán bội chi ngân sách nhà nước là 222.000 tỷ đồng. Dự toán tổng chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.633.300 tỷ đồng.

Dự kiến khoảng 16.200 tỷ dồng thực hiện cải cách tiền lương trên cơ sở điều chỉnh tiền lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng bắt đầu từ 1/7/2019. Lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng cùng mức và thời điểm tăng lương cơ sở, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin.

Thẩm tra tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018 và dự toán 2019, Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nhận xét, cơ cấu chi ngân sách dự kiến bố trí chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư trong tổng chi ngân sách nhà nước.

Năm 2019, tỷ trọng chi thường xuyên dự kiến khoảng 63,8% tổng chi (thấp hơn dự toán năm 2018 là 64,1%), tỷ trọng chi đầu tư 26,3% (cao hơn dự toán năm 2018 là 26,2%). Sự chuyển biến của tỷ lệ này tuy còn rất khiêm tốn, nhưng đã góp phần bảo đảm mục tiêu cơ cấu chi đầu tư – chi thường xuyên theo nghị quyết của Quốc hội.

Đặc biệt, trong bối cảnh thu ngân sách nhà nước còn khó khăn, nhiệm vụ chi lương bố trí cao hơn (tăng lương cơ sở 100.000 đồng/tháng từ 1/7/2019) và bảo đảm các chính sách an sinh – xã hội ngày càng nhiều, việc chuyển dịch cơ cấu chi ngân sách nhà nước như dự kiến là sự nỗ lực trong quản lý, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương, báo cáo thẩm tra nêu rõ.

Tuy nhiên, một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng, việc bố trí tăng lương cơ sở cao hơn so với các năm gần đây sẽ tạo áp lực và khó khăn hơn để giảm chi thường xuyên theo các nghị quyết của Trung ương và Quốc hội.

(http://vneconomy.vn/)

11 trường hợp tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức

Theo đó:

Cán bộ, công chức (CBCC), viên chức trong biên chế và CBCC xã hưởng lương từ NSNN hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong 11 trường hợp, đơn cử như:

– Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước.

– Dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

– Dôi dư do cơ cấu lại CBCC, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác.

– Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ.

– Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, đã được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

– Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác…

Nghị định 113/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15-10-2018.

(https://nld.com.vn)

Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với cán bộ, công chức năm 2018

Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với cán bộ, công chức năm 2018

Gần đây, nhiều thành viên đặt ra câu hỏi về vấn đề quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với cán bộ, công chức được thực hiện ra sao; cũng như hiện nay thì nên thi lấy loại chứng chỉ nào?

Về vấn đề này, được giải đáp như sau:

– Việc quy đổi đối với trình độ ngoại ngữ

Trước đây, chứng chỉ ngoại ngữ được cấp theo Quyết định 177/QĐ-TCBT ngày 30/01/1993 của Bộ GD&ĐT quy định chương trình tiếng Anh thực hành ABC và và Quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2008 quy định Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành.

Tuy nhiên, Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức và viên chức được quy định trong các Thông tư về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hiện hành là căn cứ vào Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014).

Vì vậy, ngày 03/8/2016, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn 3755/BGDĐT-GDTX để hướng dẫn việc quy đổi như sau:

Việc quy đổi sẽ thực hiện theo đề xuất của Bộ GĐ&ĐT với Bộ Nội vụ tại Công văn 6089/BGDĐT-GDTX ngày 27/10/2014:

STT

Trình độ quy đổi

Trình độ tương đương theo Khung ngoại ngữ 6 bậc

01 Trình độ A theo Quyết định 177

Bậc 1

Trình độ A1 theo Quyết định 66
02 Trình độ B theo Quyết định 177

Bậc 2

Trình độ A2 theo Quyết định 66
03 Trình độ C theo Quyết định 177

Bậc 3

Trình độ B1 theo Quyết định 66
04 Trình độ B2 theo Quyết định 66

Bậc 4

05 Trình độ C1 theo Quyết định 66

Bậc 5

06 Trình độ C2 theo Quyết định 66

Bậc 6

 

Còn ở thời điểm hiện tại, người học phục vụ cho việc thi công chức, viên chức thì nên thi các khóa cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, tương ứng với Khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu.

Cuối cùng: Việc chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận năng lực ngoại ngữ nào và thời hạn áp dụng của chứng chỉ/chứng nhận là do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền) xem xét, quyết định dựa theo yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với vị trí công việc.

Vì vậy, cá nhân người lựa chọn thi chứng chỉ thì cần nắm được vị trí công việc mình định thi tuyển yêu cầu loại chứng chỉ nào.

– Việc quy đổi đối với trình độ tin học

Chứng chỉ tin học được cấp theo quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016.

Các chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp có giá trị sử dụng tương đương với chứng chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản tại Thông tư liên tịch số 17.

(Quý Nguyễn – https://thuvienphapluat.vn)

Sắp tới, khi khám bệnh, chữa bệnh không cần xuất trình thẻ BHYT

Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập tại Quyết định 824/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy định liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh cho người dân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế.

 

 

Theo đó, tiến tới quy định người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám bệnh chỉ cần cung cấp số định danh cá nhân thay vì xuất trình thẻ BHYT khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức đi vào hoạt động (Lý do sửa đổi là trong số định danh cá nhân đã có các thông tin về người bệnh. Mặt khác để giảm thời gian chờ đợi của người đi khám bệnh và giúp cho người có thẻ BHYT khi đi khám bệnh không cần mang theo thẻ bảo hiểm cũng như giấy tờ tùy thân khác).

Đồng thời, tiến tới bỏ quy định phải xuất trình thẻ BHYT khi chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh (Lý do sửa đổi trong giấy chuyển tuyến đã có số thẻ BHYT của người được chuyển tuyến).

Nội dung này sẽ đi vào cuộc sống khi có quy định mới sửa đổi Điều 8 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 cho phù hợp với yêu cầu nêu trên và có hiệu lực thi hành.

(Theo https://thuvienphapluat.vn/)

Cách hợp thức hóa khoản chi không có hóa đơn, chứng từ

Thực tế rất nhiều doanh nghiệp phải đi mua hàng của người dân, thuê tài sản, dịch vụ của cá nhân mà không có hóa đơn, chứng từ nhưng không biết cách đưa khoản chi đó vào chi phí hợp lý trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về vấn đề này như sau:

2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Như vậy, để đưa chi phí mua hàng không có hóa đơn vào chi phí hợp lý thì cần làm đúng theo hướng dẫn sau đây:

1. Nếu doanh nghiệp mua hàng của người dân, mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra (Những mặt hàng được liệt kê theo mục 2.4 của Thông tư 96 nêu trên) không phân biệt trên hay dưới 100.000.000 đồng/năm thì cần có:

– Hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ;

– Chứng từ thanh toán (Có thể thanh toán bằng tiền mặt vì không có hóa đơn);

– Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ;

– Bảng kê mua hàng không có hóa đơn Mẫu 01/TNDN.

2. Nếu mua hàng, dịch vụ của của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên): – Trường hợp có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100.000.000 đồng/năm) thì cần:

+ Hợp đồng mua bán;

+ Chứng từ thanh toán (Có thể thanh toán bằng tiền mặt vì không có hóa đơn);

+ Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ;

+ Bảng kê mua hàng không có hóa đơn Mẫu 01/TNDN.

– Trường hợp có mức doanh thu từ (100.000.000 đồng/năm trở lên) thì cần:

+ Hợp đồng mua bán;

+ Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ;

+ Hóa đơn bán hàng;

+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (vì có hóa đơn).

Yêu cầu: Cá nhân, hộ kinh doanh lên Cơ quan thuế để mua hóa đơn bán hàng viết cho doanh nghiệp (Cụ thể, cá nhân, hộ kinh doanh sẽ phải nộp lệ phí môn bài, giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân sau đó cơ quan thuế sẽ cấp hóa đơn bán hàng).

(Theo https://thuvienphapluat.vn/)

Mức lương của công chức, viên chức sẽ tăng lên, cao nhất có thể lên tới 33,4 triệu đồng.

Theo tờ trình Đề án Cải cách chính sách tiền lương đang được Hội nghị T.Ư 7 thảo luận, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng lên 4,14 triệu đồng, cao nhất có thể lên tới 33,4 triệu đồng.
Mức lương công chức, viên chức thấp nhất từ năm 2021 được đề xuất tăng lên 4.140.000 đồng /// Ảnh Ngọc Thắng

Mức lương công chức, viên chức thấp nhất từ năm 2021 được đề xuất tăng lên 4.140.000 đồng

ẢNH NGỌC THẮNG
Cụ thể, ban soạn thảo đề ra 2 phương án tiền lương áp dụng từ năm 2021:
Phương án 1: mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 – 2,34 – 10 như hiện nay lên 1 – 2,68 – 12 từ năm 2021. Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức trong bảng lương mới (tương ứng với hệ số 1,86, trình độ trung cấp, trong bảng lương hiện hành) là 4,14 triệu đồng, tăng 11,3% so với năm 2020.
Trong khi đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức tính theo mức lương cơ sở áp dụng từ 1.7 tới đây (tăng từ 1,3 triệu đồng lên 1,39 triệu đồng) chỉ gần 2,6 triệu đồng.
Mức lương của chuyên viên bậc 1 (tương ứng với hệ số 2,34 trong bảng lương hiện hành) là 5,96 triệu đồng, tăng 27,4% so với năm 2020.
Mức lương của chuyên gia cao cấp bậc 3 (tương ứng với hệ số 10 trong bảng lương hiện hành) là 26,7 triệu đồng, tăng 33,5% so với năm 2020.
Phương án 2: mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 – 2,34 – 10 như hiện nay lên 1 – 3 – 15 từ năm 2021 để tiếp cận ngay với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp.
Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức trong bảng lương mới vẫn là 4,14 triệu đồng. Mức lương của chuyên viên bậc 1 sẽ tăng lên 6,68 triệu đồng, tăng 42,7% so với năm 2020.
Mức lương của chuyên gia cao cấp bậc 3 là 33,4 triệu đồng, tăng 67,0% so với năm 2020.
Theo quy định hiện hành, chuyên gia cao cấp bậc 3 có hệ số là 10, dành cho những người không giữ chức vụ lãnh đạo, tương đương với chức danh Bộ trưởng, có 2 bậc là 9,7 và 10,3.
Theo đề án, mức lương thấp nhất trong khu vực công được tính toán dựa trên lộ trình tăng lương từ năm 2021. Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức năm 2021 sẽ bằng mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp.
Theo dự kiến tăng 5%/năm thì mức lương thấp nhất của người có trình độ đào tạo (cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng) năm 2021 là: vùng 1 4,93 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 4,39 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,83 triệu đồng/tháng, vùng 4 là 3,42 triệu đồng/tháng. Bình quân 4 vùng là 4,14 triệu đồng/tháng.
Đề xuất bãi bỏ hàng loạt phụ cấp
Cùng với phương án tăng lương, đề án cũng đề xuất sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành để đảm bảo tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương, trong đó, có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%, hoặc không có phụ cấp.
Đề xuất hai phương án tăng lương công chức, viên chức từ năm 2021 - ảnh 1

Lộ trình tăng lương công chức, viên chức theo Đề án Cải cách chính sách tiền lương trình Hội nghị T.Ư 7

ĐỒ HỌA LÊ HIỆP
Cụ thể, đề án đề xuất tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp lưu động, phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù quân binh chủng đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi là phụ cấp theo nghề) với mức phụ cấp cao nhất bằng 20% mức lương cơ bản đối với những nghề có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi của nhà nước như tòa án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường, kiểm ngư, y tế, giáo viên…
Gộp chế độ phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thành chế độ phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính chị – xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa vào điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Theo Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương, chính sách tiền lương hiện hành quy định tới 20 nhóm phụ cấp với gần 100 loại, dẫn đến tình trạng lương thấp nhưng phụ cấp thì nhiều, cùng 1 vị trí công việc nhưng lương lại khác nhau. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Nội vụ về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, phụ cấp chiếm tới 54,55% trong tổng thu nhập.
Cần từ 140.000 – 210.000 tỉ đồng
Phát biểu trong phiên thảo luận tại hội trường của Hội nghị T.Ư 7 về đề án này, theo Thông tấn xã Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, nguồn lực tối đa dành để điều chỉnh tiền lương tăng thêm trong các năm đầu 2021, 2022 khoảng 35.000 – 40.000 tỉ đồng.
Ông Dũng cho biết, dù đã tính toán nguồn lực cải cách tiền lương với tinh thần tích cực nhất như trên, nhưng so với nhu cầu để thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo dự thảo đề án vẫn còn có khoảng cách. Do đó, có thể phải có những điều chỉnh tăng cân đối ngân sách nhà nước.
Cụ thể, muốn tăng lương theo phương án 1 thì nhu cầu nguồn lực trong 2 năm 2021 – 2022 khoảng 140.000 tỉ đồng; trong đó, năm 2021 khoảng 80.000 tỉ đồng, năm 2022 khoảng 60.000  tỉ đồng. Trường hợp mở rộng quan hệ tiền lương theo phương án 2 của đề án thì nhu cầu nguồn lực cho hai năm 2021 và 2022 khoảng gần 210.000 tỉ đồng, trong đó, năm 2021 khoảng 115.000 tỉ đồng, năm 2022 khoảng 95.000 tỉ đồng.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, muốn nguồn để cải cách tiền lương như trên, đồng thời duy trì tỷ trọng chi đầu tư phát triển khoảng 26% tổng chi ngân sách nhà nước, thì bội chi ngân sách nhà nước năm 2021 – 2022 sẽ khoảng từ 4,7 – 5,1% GDP. Trong trường hợp này, giải ngân vốn ODA giai đoạn 2016 – 2020 vượt kế hoạch như trên thì rủi ro nợ công vượt trần 65% ngay từ năm 2021.
Như vậy, nếu ngay từ năm 2021 thực hiện đồng thời cả việc điều chỉnh tiền lương thấp nhất lên 4,140 triệu đồng/người/tháng và kết hợp điều chỉnh quan hệ tiền lương thì mức tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải thiện sớm hơn, lúc này sẽ tăng bình quân lên 26 – 42% so với năm 2020, nhưng có khả năng sẽ tạo áp lực lớn lên cân đối ngân sách nhà nước và khả năng phải chấp nhận bội chi ngân sách, nợ công những năm đầu ở mức cao.
Từ đó, Bộ trưởng Tài chính đề nghị có thể nghiên cứu thêm phương án chưa thực hiện, đồng thời điều chỉnh mức tiền lương thấp nhất và quan hệ tiền lương trong cùng một năm. Tức là năm 2021 điều chỉnh mức tiền lương thấp nhất đạt 4,140 đồng/người/tháng, đồng thời tích lũy thêm nguồn để mở rộng thực hiện quan hệ tiền lương vào các năm sau.

Lời khai của tên cướp kéo lê cô gái trên đường phố Sài Gòn

Lời khai của tên cướp kéo lê cô gái trên đường phố Sài Gòn

 TPO – Tên cướp manh động kéo lê nạn nhân hàng chục mét trên đường ở Sài Gòn gây bức xúc dư luận vừa bị cảnh sát đặc nhiệm TPHCM bắt giữ.
Trương Hồng Thái bị bắt sau 4 ngày gây án.
Trương Hồng Thái bị bắt sau 4 ngày gây án.

Sáng nay 24/4, Đội hình sự Đặc nhiệm (Đội 3) thuộc Phòng cảnh sát hình sự công an TPHCM cho biết, vừa phối hợp cùng công an quận 1 bắt giữ Trương Hồng Thái (tự Quốc, SN 1995, ngụ hẻm 122 đường Tôn Đản, phường 10, quận 4).

Thái là thủ phạm gây ra vụ cướp giật rồi kéo lê cô gái tại giao lộ Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học (thuộc phường Cô Giang, quận 1) gây bức xúc trong dư luận những ngày qua.

Theo đó, sáng 19/4, camera hành trình của một ô tô đã ghi lại cảnh cô gái trẻ bị một nam thanh niên điều khiển xe máy áp sát cướp giật tài sản rồi kéo lê nạn nhân trên đường hàng chục mét qua ngã tư đông người.

 Clip tên cướp kéo lê nạn nhân trên đường ở Sài Gòn.

Sau đó, đoạn clip được tung lên mạng khiến nhiều người xem bức xúc trước sự táo tợn, manh động của tên cướp. Tiếp nhận vụ việc, Phòng cảnh sát hình sự vào cuộc khẩn trương xác minh các đầu mối để truy xét.

Đến 18h ngày 23/4, các trinh sát hình sự đã bắt giữ được Trương Hồng Thái và thu hồi chiếc điện thoại tang vật mà tên cướp giật được của nạn nhân. Tại công an, Thái khai nhận hành vi phạm tội của mình và cho biết từng có một tiền án về tội “trộm cắp tài sản”.

Theo lời khai của Thái, vào sáng 19/4, trong lúc điều khiển xe máy thấy người phụ nữ cầm điện thoại nên vòng xe lên vỉa hè để cướp.

Bị cướp điện thoại, người phụ nữ dùng hai tay giữ ba ga xe nên bị kéo lê khoảng 50m thì ngã xuống đường. Thái bỏ chạy về hướng cầu ông Lãnh rồi vòng qua quận 4 tẩu thoát.

Sau khi giật được điện thoại, Thái cất trong người rồi tiếp tục đi làm, đến chiều cùng ngày, Thái đem bán cho một tiệm điện thoại trên địa bàn quận 4 với giá 2,2 triệu đồng và đã tiêu xài hết.

Hiện công an đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.