Cần lưu ý những nội dung này khi Quyết toán thuế TNCN 2017

Một số nội dung quan trọng trong việc thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 2017

1. Hồ sơ quyết toán thuế TNCN

Hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN năm 2017 thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b.2, khoản 1; điểm b.2, khoản 2, Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTCThông tư 119/2014/TT-BTCThông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC.

1.1. Đối với tổ chức trả thu nhập

– Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 05/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015.

Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần mẫu số 05-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015.

– Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất từng phần mẫu số 05-2/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015.

– Phụ lục bảng kê chi tiết người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mẫu số 05-3/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015.

Lưu ý:

– Tại bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN và 05-2/BK-QTT-TNCN phải đảm bảo 100% người nộp thuế có mã số thuế.

– Các tổ chức trả thu nhập khi kê khai quyết toán thuế điền đầy đủ các thông tin sau: địa chỉ chính xác để liên hệ, số điện thoại và địa chỉ email.

– Không khấu trừ số thuế TNCN đã nộp tại nước ngoài khi kê khai quyết toán tại qua cơ quan chi trả thu nhập.

1.2. Đối với cá nhân quyết toán với Cơ quan thuế

– Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015.

– Phụ lục mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015 nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

– Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có). Cá nhân cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên bản chụp đó. Trường hợp tổ chức trả thu nhập không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân do tổ chức trả thu nhập đã chấm dứt hoạt động thì cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xem xét xử lý hồ sơ quyết toán thuế cho cá nhân mà không bắt buộc phải có chứng từ khấu trừ thuế.

Trường hợp, theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có thể nộp bản chụp Giấy chứng nhận khấu trừ thuế (ghi rõ đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào) do cơ quan trả thu nhập cấp hoặc bản chụp chứng từ ngân hàng đối với số thuế đã nộp ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.

– Bản chụp các hóa đơn chứng từ chứng minh khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có).

– Trường hợp cá nhân nhận thu nhập từ các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài phải có tài liệu chứng minh về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài.

Lưu ý:

– Khi kê khai quyết toán thuế các cá nhân điền đầy đủ các thông tin sau: địa chỉ chính xác để liên hệ, số điện thoại, email, họ tên và tên của vợ hoặc chồng, mã số thuế của vợ hoặc chồng hoặc số chứng minh thư.

– Đối với hồ sơ hoàn thuế đề nghị ghi chính xác số tài khoản ngân hàng và mở tại ngân hàng – chi nhánh.

– Chỉ tiêu số [37] – Đã khấu trừ – tại mẫu 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015 là số thuế đã khấu trừ và đã nộp vào ngân sách nhà nước theo mã số thuế của các tổ chức chi trả thu nhập (có kèm chứng từ khấu trừ thuế TNCN).

– Chỉ tiêu số [38] – Đã tạm nộp- tại mẫu 02/QTT- TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015 là số thuế TNCN mà cá nhân đã nộp vào ngân sách nhà nước theo mã số thuế của cá nhân người nộp thuế.

2. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế

2.1. Đối với tổ chức trả thu nhập

Theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN đối với tổ chức trả thu nhập như sau:

– Tổ chức trả thu nhập là cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức.

– Tổ chức trả thu nhập là cơ quan Trung ương; cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

– Tổ chức trả thu nhập là cơ quan thuộc, trực thuộc UBND cấp huyện; cơ quan cấp huyện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

– Tổ chức trả thu nhập là các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

2.2. Đối với cá nhân quyết toán thuế trực tiếp với Cơ quan thuế

Theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 3, Điều 21 Thông tư 92/2015 thì nơi nộp hồ sơ quyết toán của cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau:

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế trong năm thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Cục Thuế nơi cá nhân nộp hồ sơ khai thuế trong năm.

– Cá nhân đang tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập đó.

– Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức trả thu nhập cuối cùng.

– Cá nhân nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú) bao gồm:

+ Cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân.

+ Cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất kỳ tổ chức trả thu nhập nào.

+ Cá nhân không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10%.

+ Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức trả thu nhập nào.

– Trường hợp cá nhân cư trú tại nhiều nơi và thuộc diện quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú thì. Cá nhân lựa chọn một nơi cư trú để quyết toán thuế.

– Trường hợp cá nhân sử dụng ứng dụng để gửi file dữ liệu tại trang web http://thuedientu.gdt.gov.vn (eTax) thì sẽ được ứng dụng hỗ trợ tự động việc xác định cơ quan thuế nộp hồ sơ quyết toán thuế sau khi cá nhân khai các thông tin liên quan.

3. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán

3.1. Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với Cơ quan thuế

– Cá nhân có số thuế phải nộp thêm thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2017 chậm nhất là ngày 02/4/2018.

– Cá nhân có số thuế nộp thừa, yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo thì cá nhân có thể nộp hồ sơ bất cứ thời điểm nào trong năm.

3.2. Đối với tổ chức chi trả thu nhập

– Tổ chức chi trả thu nhập phải quyết toán theo năm dương lịch thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2017 chậm nhất là ngày 02/4/2018.

– Tổ chức trả thu nhập chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì phải quyết toán thuế đối với số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản.

(Theo https://thuvienphapluat.vn/)

Công việc pháp lý doanh nghiệp cần làm trong tháng 03/2018

I. Trước ngày 03/3/2018: Thông báo tình hình biến động lao động tháng 02/2018 (nếu có)

Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH  quy định:

Trong trường hợp doanh nghiệp có biến động (tăng/giảm) về số lượng NLĐ làm việc thì trước ngày 03 của tháng liền kề, doanh nghiệp phải gửi Thông báo về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở.

Hiện nay, ở một số địa phương đã bắt đầu sử dụng phần mềm điện tử để khai báo tình hình biến động lao động, do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý xem địa phương mình đã áp dụng chưa để thực hiện cho phù hợp.

II. Trước ngày 31/3/2018
1. Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN của tháng 03/2018

Chậm nhất ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp sẽ trích tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN (Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017).

Đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng các loại bảo hiểm trên của từng NLĐ theo mức quy định để nộp cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chi nhánh của DN sẽ đóng tại cơ quan BHXH nơi chi nhánh hoạt động.

2. Trích nộp Kinh phí Công đoàn của tháng 03/2018

Đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp, không phân biệt là DN đã có hay chưa có tổ chức Công đoàn.

Mức đóng kinh phí Công đoàn là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

3. Quyết toán thuế TNDN năm 2017

Theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính (đối với các DN lựa chọn kỳ kế toán khác năm dương lịch), doanh nghiệp phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN đến Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.

Như vậy, để tránh chậm trễ trong công tác quyết toán thuế, các doanh nghiệp nên thực hiện công việc này trước ngày 31/3/2018.

4. Khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2017

Theo điểm d khoản 1 điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì chậm nhất là ngày 31/03/2018, doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân dù phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế trong năm và quyết thay cho các cá nhân có ủy quyền.

Trường hợp doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công trong thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

(Theo https://thuvienphapluat.vn/)

Thủ tướng yêu cầu làm rõ việc “đại lý xăng dầu lãi lớn nhờ chênh lệch thuế”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương làm rõ việc đại lý xăng dầu lãi lớn nhờ chênh lệch thuế.

Đối với các bộ ngành liên quan nhằm làm rõ thông tin mà kiểm toán chỉ ra rằng: Việc áp dụng thuế ưu đãi MFN đã khiến 10 thương nhân đầu mối xăng dầu hưởng lợi số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Theo kết quả Kiểm toán Nhà nước về việc trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu và công tác quản lý, điều hành giá xăng dầu giai đoạn 2015 – 2016, các đại lý kinh doanh xăng dầu đầu mối được nhận định, đã được hưởng chênh lệch lớn. Việc hưởng lợi này xuất phát từ chính sách tính thuế chưa hợp lý của cơ quan điều hành giá xăng dầu.

Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước cho biết, năm 2015 và 5 kỳ điều hành đầu tiên năm 2016, liên Bộ Công Thương – Tài chính áp thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường từ các thị trường khác MFN (20%) trong điều hành “không phù hợp với thực tế phát sinh tại các đầu mối nhập khẩu, dẫn tới giá cơ sở tăng lên, tạo một khoản thặng dư lớn cho các đơn vị đầu mối”. Theo tính toán, nhờ chênh lệch này, 10 thương nhân đầu mối được kiểm toán đã hưởng lợi hơn 3.300 tỷ đồng”.

Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương làm rõ nội dung thông tin kể trên để báo cáo Chỉnh phủ trong tháng 3/2018.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ việc

Thủ tướng yêu cầu làm rõ việc đại lý xăng dầu lãi lớn nhờ chênh lệch thuế. Ảnh: Thanh Niên 

Trước đó, hồi cuối tháng 1 vừa dư luận báo chí cũng bàn luận nhiều về việc áp thuế bình quân gia quyền đối với mặt hàng xăng dầu. Cụ thể, theo kết quả của kiểm toán Nhà nước, việc áp dụng thuế bình quân gia quyền từ kỳ điều hành cuối tháng 3/2016 được cho là “hợp lý hơn, song chỉ mang tính tình thế”, vẫn làm phát sinh chênh lệch thuế nhập khẩu giữa xây dựng và thực tế. Số liệu tại 10 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu năm 2016 cho thấy khoản chênh nhờ thuế này vẫn trên 1.400 tỷ đồng.

Phân tích cụ thể, cơ quan kiểm toán cho biết, qua kiểm toán sổ sách thực tế riêng mặt hàng dầu diesel các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được hưởng lợi khi thuế nhập xăng từ ASEAN (ATIGA- 10%) từ 5-25% trong năm 2015; và 0,6 – 10% năm 2016. Đây là nhân tố tác động chính làm giá cơ sở thực tế tại đơn vị thấp hơn so với giá cơ sở do liên bộ điều hành, khiến doanh nghiệp tăng thêm lợi nhuận khoảng 4.800 tỷ đồng. Đơn vị lãi nhiều nhất là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) khoảng 3.000 tỷ đồng.

Cũng theo kết luận, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, liên Bộ xác định chưa chính xác về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, khiến chênh lệch thuế tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng (VAT) tại 4 kỳ điều hành (tháng 7 và 8/2016) là hơn 216 tỷ đồng. Liên Bộ cũng xác định chưa hợp lý về tỷ giá tính thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, dẫn đến tính thiếu 214 tỷ đồng qua 17 kỳ điều hành tại 10 đơn vị đầu mối…

(Theo http://www.doisongphapluat.com/)

Ngày mai, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục hầu tòa

Ngày mai, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục hầu tòa

Ngày mai, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục hầu tòa
(PLO)- Ngày mai 24-1, TAND TP Hà Nội sẽ xét xử ông Trịnh Xuân Thanh và bảy đồng phạm trong vụ án ‘Tham ô tài sản’ tại PVP Land.
Đây là vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty CP bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land). Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 6-2, làm việc cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật.

Đáng chú ý, ông Đinh Mạnh Thắng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà)- em trai ông Đinh La Thăng- cũng bị xét xử trong vụ án này.

Liên quan đến vụ án còn có ông Đặng Sỹ Hùng (nguyên Trưởng phòng kinh PVP Land), tuy  nhiên, VKSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với ông Hùng do ông đã chết.

HĐXX gồm 5 người, do thẩm phán Đặng Thị Thanh Huyền làm chủ tọa phiên tòa. Hai kiểm sát viên Phạm Đức Long và Nghiêm Ngọc Hương (VKSND TP Hà Nội) thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa.

Theo cáo buộc, Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương gồm 5 cổ đông sáng lập, trong đó PVP Land, đã thống nhất ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng toàn bộ 24 triệu cổ phần sở hữu dự án Nam Đàn Plaza (ở đường Phạm Hùng, Hà Nội) cho Lê Hòa Bình (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1-5) với giá tương đương 52 triệu đồng/m2 đất.

Ông Bình sau đó tiếp tục ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với từng cổ đông sáng lập của Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương. Hợp đồng chuyển hơn 12 triệu cổ phần của PVP Land thể hiện giá chuyển nhượng chỉ tương đương 34 triệu đồng/m2 đất, trong khi nhượng cổ phần cho bốn cổ đông khác được ký theo giá thỏa thuận. Cáo trạng thể hiện giá trị hợp đồng là gần 192 tỉ đồng, so với giá đã được thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc thì giảm hơn 87 tỉ đồng.

Cũng theo cáo buộc của VKS, nhóm mua cổ phần của PVP Land đã thông qua ông Đinh Mạnh Thắng và một số người trung gian, gặp được Trịnh Xuân Thanh. Lê Hòa Bình đã phải chi cho Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng, Đào Duy Phong (Chủ tịch PVPLand), Đặng Sỹ Hùng (nguyên Trưởng phòng kinh doanh PVPLand) tổng số tiền tiền 49 tỉ đồng.

VKS cáo buộc trong số tiền nói trên, Trịnh Xuân Thanh đã chiếm đoạt 14 tỉ (đã hoàn trả người đưa), Đào Duy Phong chiếm đoạt 10 tỉ, Đinh Mạnh Thắng được 5 tỉ.

Theo VKS, toàn bộ hơn 12 triệu cổ phần mà PVP Land sở hữu tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương thuộc phần vốn góp của PVC là DN nhà nước do ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT (có gần 88% vốn của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam PVN).

Chủ tịch HĐQT PVPLand Đào Duy Phong và TGĐ PVPLand Nguyễn Ngọc Sinh  là người đại diện phần vốn góp của PVC tại PVPLand.

Số cổ phần này là tài sản của Nhà nước giao cho các bị cáo trên nhưng các bị cáo này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần với giá thấp hơn giá trị thực tế nhằm chiếm đoạt trên 87 tỉ đồng, và đã chiếm đoạt được 49 tỉ đồng.

Theo VKS, ông Trịnh Xuân Thanh là người có vai trò quyết định trong việc cho chuyển nhượng cổ phần PVP Land  với giá thấp  hơn thực tế. Ông Đinh Mạnh Thắng là người móc nối, tác động để ông Thanh cho chuyển nhượng cổ phần tại PVP Land.

Tuy nhiên, quá trình điều tra, ông Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận việc đã thỏa thuận, chỉ đạo bán cổ phần với giá thấp hơn giá trị thực tế để chia nhau chiếm đoạt tiền chênh lệch.

Trước đó, ngày 22-1, TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt ông Trịnh Xuân Thanh tù chung thân về tội tham ô tài sản và 14 năm tù về tội cố ý làm trái, tổng hợp hình phạt là chung thân trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN và Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC. Cũng trong vụ án này, ông Đinh La Thăng (anh trai ông Đinh Mạnh Thắng) phải nhận mức án 13 năm tù về tội cố ý làm trái.

Các bị cáo trong vụ án:

1. Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch PVC)

2. Nguyễn Ngọc Sinh (cựu tổng giám đốc PVP Land)

3. Đào Duy Phong (cựu chủ tịch HĐQT PVP Land)

4. Đinh Mạnh Thắng (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà)

5. Lê Hòa Bình (chủ tịch HĐQT Công ty 1-5)

6. Nguyễn Thị Kim Thoa (kế toán trưởng công ty 1-5)

7. Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (làm nghề môi giới)

8. Thái Kiều Hương (phó TGĐ Công ty VietSan)

(ĐỨC MINH – http://plo.vn/)

“Lợi ích nhóm” thể hiện rõ trong sai phạm của Trịnh Xuân Thanh

“Lợi ích nhóm” thể hiện rõ trong sai phạm của Trịnh Xuân Thanh

Ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa. Ảnh: TTXVN
Ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa. Ảnh: TTXVN

7 đầu tài liệu để chứng minh hành vi cố ý làm trái của bị cáo Đinh La Thăng

Viện kiểm sát: Bị cáo Đinh La Thăng đã cố ý làm trái

Kiểm sát viên dẫn chứng 7 đầu tài liệu để chứng minh hành vi cố ý làm trái của bị cáo Đinh La Thăng, trong đó tập trung vào hành vi chỉ đạo, lựa chọn tổng thầu PVC sai nguyên tắc.

Sáng 15/1, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng cùng 21 bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) tiếp tục diễn ra. Hôm nay là ngày thứ 8 diễn ra phiên xử với phần đối đáp của VKS.

 VKS: Quan hệ một số bị cáo trong sai phạm ở PVN có lợi ích nhóm Theo đại diện VKS, mối quan hệ giữa một số bị cáo trong vụ án xảy ra tại PVN có lợi ích nhóm. Ông Đinh La Thăng đã ưu ái bỏ qua quy định pháp luật để chỉ định PVC làm tổng thầu.

Có lợi ích nhóm trong vụ án?

Đại diện cơ quan công tố cho biết do vụ án có nhiều bị cáo, một số bị cáo có nhiều luật sư bào chữa bày tỏ quan điểm nên để tiết kiệm thời gian, VKS sẽ trả lời theo nhóm vấn đề, sau đó đối tụng với từng câu hỏi cụ thể.

Về vấn đề PVN chỉ định PVC làm tổng thầu có đủ năng lực hay không? Tại tòa, ông Đinh La Thăng nói việc chỉ định PVC dựa theo văn bản của cơ quan cấp trên. Tuy nhiên theo VKS, văn bản của Nhà nước không đưa ra quan điểm cụ thể về dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 hay cho phép PVC làm tổng thầu. Chính phủ không có văn bản cho PVC làm tổng thầu mà yêu cầu chọn đơn vị đủ năng lực thực hiện. Do mất cân đối tài chính, PVC sử dụng nguồn tiền tạm ứng để trả nợ.

Dẫn số liệu báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh, đại diện VKS nói trong 2010, PVC đã gặp khó khăn về vốn (tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn) và có báo cáo gửi PVN để thực hiện kế hoạch cân đối lại vốn. Đại diện cơ quan công tố nói Chủ tịch HĐTV PVC biết tình trạng đơn vị, lãnh đạo PVN cũng biết thực lực tài chính PVC không lành mạnh. Tuy nhiên, trong các báo cáo của PVN gửi Chính phủ không nêu vấn đề này.

Ngoài ra, theo quan điểm của VKS, PVC không đáp ứng kinh nghiệm làm tổng thầu. Hai dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng và Nhơn Trạch 2, PVC chỉ tham gia xây dựng, không thiết kế.

Tại tòa, bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cũng thừa nhận PVC không đủ kinh nghiệm, thời điểm đó chỉ Lilama mới đủ năng lực. Do chỉ định thầu sai quy định, dự án thi công kéo dài gấp đôi thời gian dự kiến, phát sinh hàng trăm tỷ đồng.

Vien kiem sat: Bi cao Dinh La Thang da co y lam trai hinh anh 1
Đại diện cơ quan công tố tại phiên xử bị cáo Đinh La Thăng và 21 người khác. Ảnh: P.D.

Căn cứ xác định hậu quả thiệt hại cũng là một trong những vấn đề được nhiều luận sư quan tâm. Theo cơ quan giữ quyền công tố, cáo trạng và lời khai các bị cáo cho thấy việc tạm ứng, sử dụng tiền là sai quy định. Thiệt hại xác định là thiệt hại đã xảy ra với PVN. Cơ sở tính bằng lãi tiền gửi ngân hàng với mức lãi suất kỳ hạn đối với tiền tạm ứng và sử dụng sai mục đích theo quy định về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản.

“Người liên quan có trách nhiệm bồi thường”, đại diện KVS nói và cho biết số tiền thiệt hại được xác định là có lợi cho bị cáo. Quan điểm luật sư và bị cáo nói việc tạm ứng, chi tiền trái mục đích không tạo ra thiệt hại hoặc thiệt hại không đáng kể là không có cơ sở.

Theo nội dung đối tụng, ông Đinh La Thăng đưa Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận về PVC và cất nhắc giữ các vị trí quan trọng. Biết PVC không đủ năng lực kinh nghiệm nhưng ông Thăng vẫn ưu ái, bỏ qua các quy định chỉ định làm tổng thầu. Sau đó, ông Thăng chỉ đạo các bị cáo ở PVN và người liên quan ở PVPower ký hợp đồng EPC số 33 để tạm ứng tiền cho PVC trái quy định để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng sai mục đích, gây thiệt hại cho nhà nước. “Qua đó cho thấy mối quan hệ mang tính lợi ích nhóm trong vụ này”, đại diện VKS nói.

 Tội cố ý làm trái và tham ô tài sản bị xử lý thế nào? Mức phạt cao nhất của tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là 20 năm tù, còn tham ô tài sản có thể lên tới tử hình.

VKS: ‘Quá rõ rồi, đây là làm sai, cố ý’

Cũng trong sáng nay, đối đáp các quan điểm bào chữa của luật sư cho bị cáo Đinh La Thăng, đại diện VKS đã nêu các luận cứ, chứng cứ chứng minh việc bị cáo bị truy tố như VKSND Tối cao nêu là có căn cứ, chính xác.

Theo kiểm sát viên, Tập đoàn PVN do Nhà nước quản lý. Nhà nước giao cho PVN mục tiêu là kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn tại PVN và vốn PVN đầu tư tại các dự án khác… Nhà nước giao cho Đinh La Thăng là Chủ tịch HĐTV của PVN. Toàn bộ tài sản dù là nhỏ nhất của PVN được nhân dân giao phó, ủy thác cho bị cáo Đinh La Thăng để phát huy giá trị, lợi ích. Nhân dân và Nhà nước yêu cầu với các bị cáo phải tuân thủ pháp luật.

“Trong vụ án này bị cáo có tuân thủ pháp luật không, có trái, có sai không?” – đại diện VKS đặt câu hỏi. Theo kiểm sát viên, trong cáo trạng của VKSND Tối cao đã phân tích rõ nhưng các luật sư đưa ra một số luận cứ cho rằng bị cáo Thăng không có hành vi Cố ý làm trái.

“Trên cơ sở tài liệu chứng chứ có trong hồ sơ, một lần nữa tôi khẳng định có căn cứ pháp luật chứng minh hành vi Cố ý làm trái của Đinh La Thăng”, kiểm sát viên nêu trong phần đối đáp.

Vien kiem sat: Bi cao Dinh La Thang da co y lam trai hinh anh 2
Chủ tọa điều hành phiên tòa là ông Nguyễn Ngọc Huân . Ảnh: P.D.

Cũng trong phần đối cáo của mình, kiểm sát viên dẫn chứng 7 đầu tài liệu để chứng minh hành vi Cố ý làm trái của bị cáo Đinh La Thăng, trong đó tập trung vào hành vi chỉ đạo, lựa chọn tổng thầu PVC sai nguyên tắc của bị cáo từng là chủ tịch HĐTV của PVN. Kiểm sát viên cũng trích nhiều lời khai của các bị cáo Vũ Đức Thuận, Vũ Hồng Chương, trong đó thừa nhận PVC chưa bao giờ làm tổng thầu dự án nhiệt điện nào có quy mô lớn, độ khó, phức tạp như dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, chưa có kinh nghiệm điều hành, việc PVN chỉ định PVC là tổng thầu là trái luật, trái chỉ đạo của Thủ tướng… “Với các tài liệu này thì có phải bàn gì nữa về hành vi cố ý hay không cố ý, trái hay không trái”, kiểm sát viên nhấn mạnh.

Nói về việc bị cáo Đinh La Thăng đã ép tiền độ, chỉ đạo các đơn vị ký hợp đồng EPC, kiểm sát viên chia sẻ: Tôi rất buồn trong những ngày xét xử vừa qua, chứng kiến việc cấp dưới thì thừa nhận sai phạm, vi phạm, mong hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của pháp luật nhưng các bị cáo là cấp trên không nhận sai phạm. Kiểm sát viên cũng trích nhiều lời khai của bị cáo Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh… cho thấy dù dự án chưa đủ điều kiện triển khai nhưng 2 bị cáo vẫn đôn đốc PVC ký hợp đồng 33 theo chỉ đạo thúc ép, bắt buộc khởi công dự án của bị cáo Đinh La Thăng.

“Mối quan hệ giữa Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc là ở đây chứ còn đâu nữa”, kiểm sát viên nói. Vị đại diện cơ quan công tố cũng nêu bản thân bị cáo Thăng cũng trình bày với Cơ quan An ninh điều tra sau khi bị bắt rằng: Do sức ép đảm bảo tiến độ khởi công dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, tôi đã đôn đốc, ép buộc với tất cả các đơn vị trong đó có PVPower.

“Quá rõ rồi, đây là làm sai, cố ý”, kiểm sát viên đánh giá rồi công bố thêm một số tài liệu khác chứng minh việc bị cáo Thăng biết không thể ký hợp đồng EPC 33 nhưng vẫn ký.

7 ngày xét xử ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo diễn ra thế nào? Sau 7 ngày xét xử, bị cáo Đinh La Thăng và Nguyễn Xuân Sơn xin nhận trách nhiệm thay cán bộ dưới quyền vì đã để xảy ra sai phạm, còn Trịnh Xuân Thanh phủ nhận việc tham ô nhiều tỷ.

Cáo trạng xác định ông Đinh La Thăng chỉ định PVC thực hiện, ký gói thầu EPC trái quy định. Sau đó, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí chỉ đạo cấp dưới tạm ứng sai quy định hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ sai mục đích.

Nhóm cán bộ ngành dầu khí bị truy tố tội Cố ý làm trái do tham gia vào việc chỉ đạo PVC ký hợp đồng, tạm ứng và sử dụng tiền tạm ứng sai quy định. Riêng Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận và 8 người khác bị truy tố tội Tham ô tài sản do cấu kết lập hồ sơ khống để rút 13 tỷ đồng chia nhau sử dụng.

Sau gần một tuần xét xử, VKS đề nghị án 14-15 năm tù với ông Đinh La Thăng về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị là chung thân về 2 tội Tham ô và Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 20 bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 24 tháng tù treo đến 28 năm tù.

 Ông Đinh La Thăng xin nhận tội thay cấp dưới “Bị cáo xin nhận trách nhiệm cho người khác, từ anh Thực trở xuống…”, ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN nói tại tòa.
Vien kiem sat: Bi cao Dinh La Thang da co y lam trai hinh anh 3

(Theo https://news.zing.vn)

Ông Trịnh Xuân Thanh phủ nhận tham ô 4 tỷ đồng tiêu Tết

Ông Trịnh Xuân Thanh phủ nhận tham ô 4 tỷ đồng tiêu Tết

Chiều nay, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo về tội Cố ý làm trái và Tham ô tiếp tục với phần xét hỏi.

Theo cáo buộc, Trịnh Xuân Thanh đề ra chủ trương cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.

Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị can Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC), Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVC) và Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh văn phòng PVC) trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.

Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh,Vũ Đức Thuận,Xét xử Đinh La Thăng,Vụ án Đinh La Thăng,xử Đinh La Thăng,xét xử Trịnh Xuân Thanh
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa sáng nay. Ảnh: TTXVN

Tại tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC) khai, anh ta vốn rất quý bị cáo Nguyễn Anh Minh, coi Minh như người em trong gia đình.

Năm 2006, ông Đinh La Thăng đưa Trịnh Xuân Thanh về PVN, lúc này bị cáo Minh hay lên phòng Thanh và có hỏi Thanh “có cần tiền tiêu Tết không”. Lúc đó Trịnh Xuân Thanh nói với bị cáo Minh: Tao không cho mày tiền thì thôi, mày đưa tiền gì cho anh.

“Vì vậy, không có chuyện bị cáo chỉ đạo Minh”, bị cáo Thanh nói.

Đối chất tại tòa, bị cáo Minh khai: Bị cáo phải thực hiện chủ trương của Chủ tịch HĐQT PVC về việc phải kiếm 5 tỷ đồng lo Tết. Trong một lần đến nhà bị cáo Thanh ăn Tết, Minh thấy Trịnh Xuân Thanh lấy túi tiền trong tủ. Minh hỏi tiền gì thì Trịnh Xuân Thanh nói đó là tiền mà Minh đã đưa trước đó.

Trước lời khai trên của bị cáo Minh, Trịnh Xuân Thanh trình bày: Bị cáo xin lỗi vì đã cười vô lễ, nhưng xin lỗi chủ tọa, cái tủ mà anh Minh nhắc đến là tủ giày. Hồi đó là dịp Tết, bị cáo kéo nhiều người về nhà ăn lẩu, không có chuyện bị cáo để mấy tỷ trong cái tủ giày như thế. Theo lời khai của bị cáo Minh, lời khai của các bị cáo khác về số tiền là có mâu thuẫn.

Đối chất tại tòa, anh Nguyễn Văn Kế (lái xe của bị cáo Minh) xác nhận lại lời khai của mình. Anh Kế khai có đưa bị cáo Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban Điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC) đi rút tiền. Tiền được để trong 2 túi. Bị cáo Minh nói để lại cho Minh 1 tỷ đồng, còn lại chuyển cho lái xe của bị cáo Thanh.

Trước sự xác nhận của anh Kế, Trịnh Xuân Thanh cho rằng, sao anh Kế đưa tiền cho lái xe của mình lại nói là đưa quà. “Đề nghị tòa xem xét lời khai của nhân chứng. Bị cáo lúc nào cũng có nhiều túi quà người khác cho đầy trong xe và bị cáo cũng mua sẵn nhiều gói quà Tết để trong xe rất nhiều”, lời Trịnh Xuân Thanh.

Trước thái độ không nhận tội của Trịnh Xuân Thanh, HĐXX trích lời khai của anh Toàn (lái xe của Trịnh Xuân Thanh) tại cơ quan điều tra: Chiều 13/1/2012, anh Kế lái xe của Nguyễn Anh Minh gọi tôi xuống. Anh Kế mở cửa xe lấy túi đưa sang xe của tôi và nói “Chuyển túi này cho sếp Thanh”.

Khoảng 5 phút sau, anh Thanh gọi điện bảo đưa anh về. Tôi có báo cáo việc anh Kế đưa túi đồ. Khi đưa anh Thanh về, anh Thanh ngồi ghế sau ô tô, cầm túi đồ đi vào nhà. Tôi quay xe về cơ quan và không thấy túi kia đâu nữa.

Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh,Vũ Đức Thuận,Xét xử Đinh La Thăng,Vụ án Đinh La Thăng,xử Đinh La Thăng,xét xử Trịnh Xuân Thanh
Ảnh: TTXVN

Trước lời khai của lái xe, Trịnh Xuân Thanh trình bày: Hôm nay tôi mới được nghe lời khai này. Nhưng tôi chưa bao giờ về nhà lúc 3h chiều mà toàn 8h mới về tới nhà. Không bao giờ anh Toàn đưa tôi về nhà xong lại quay xe về cơ quan cất xe. Bởi tôi cho anh Toàn đi xe về nhà, gửi xe ở Tây Hồ cho đỡ tốn tiền xăng. Tôi không hiểu sao anh Toàn khai vậy. Số tiền lớn thế tôi không quên được.

Trả lời câu hỏi vì sao bị cáo yêu cầu gia đình bồi thường 4 tỷ đồng, Trịnh Xuân Thanh cho rằng, vì bị cáo cảm thấy có trách nhiệm trước chuyện xảy ra ở PVC nên đã tự nguyện khắc phục 4 tỷ đồng.

Tại tòa, em trai Trịnh Xuân Thanh cho hay, gia đình đã nộp 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả và cố gắng trong thời điểm gần nhất nộp 4 tỷ để khắc phục hậu quả cho Trịnh Xuân Thanh.

Khi được hỏi, anh Trịnh Hùng Cường (con trai Trịnh Xuân Thanh) khẳng định, CQĐT có thu 2 căn hộ và chiếc ô tô đứng tên anh. Tiền mua xe ô tô là anh Cường được mẹ cho. Còn tiền mua 2 căn hộ là tiền được ông bà cho, tặng.

(Theo http://vietnamnet.vn/)

Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức

Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức

TTO – Lý do ông Đoàn Ngọc Hải – phó chủ tịch UBND quận 1, TP HCM – nộp đơn xin từ chức là “không thực hiện được lời hứa trước nhân dân”.

Ông Đoàn Ngọc Hải (đứng giữa) trong một lần xuống đường dẹp vỉa hè – Ảnh: LÊ PHAN

Hôm nay 8-1, đại diện UBND quận 1 TP.HCM xác nhận ông Đoàn Ngọc Hải – phó chủ tịch UBND quận này – vừa nộp đơn xin từ chức.

Trong lá đơn nộp tại cuộc họp kiểm điểm của thường trực UBND quận 1, ông Hải giải trình từ tháng 3-2016, ông chính thức phụ trách lĩnh vực đô thị và nhận thấy ở quận 1 tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp.

Quản lý trật tự đô thị, trong đó có quản lý trật tự lòng, lề đường do đó là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung sức lực và thời gian để giải quyết dứt điểm.

“Từ tháng 1 đến tháng 10-2017, công tác lập lại trật tự lòng, lề đường quận 1 đã tạo hiệu ứng lớn cho cả nước, Thủ tướng Chính phủ đánh giá tốt và chỉ đạo các địa phương khác thực hiện”, ông Hải viết trong đơn.

Nhưng “việc xử lý hành vi lấn chiếm lòng, lề đường đã động chạm đến lợi ích rất to lớn hàng ngàn tỉ của các bãi ôtô, xe gắn máy, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh mặt tiền… và một bộ phận không nhỏ cán bộ cộng sinh trong đó”.

Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức - Ảnh 2.
Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức - Ảnh 3.

Đơn xin từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải – Ảnh: QUANG KHẢI

Trong đơn, ông Hải cho biết khi nhìn lại ông thấy mình “không thực hiện được lời hứa trước nhân dân và kỳ vọng của đồng chí lão thành cách mạng sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề này, vì thế tôi xin từ chức phó chủ tịch quận 1”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 8-1, ông Huỳnh Thanh Hải – Bí thư quận ủy quận 1, TP.HCM cho biết đến thời điểm này ông vẫn chưa nhận được đơn của ông Hải nên chưa thể có ý kiến gì.

Thái độ kiên quyết của ông Đoàn Ngọc Hải khi chỉ huy xử lý lấn chiếm vỉa hè ở quận 1 ngày 24-2-2017 – Video: THUẬN THẮNG – LÊ PHAN

“Lời hứa” mà ông Hải nói đến chính là tuyên bố ngày 20-2-2017 trước nhân dân và đoàn công tác xử lý vi phạm trật tự đô thị: “Từ đây đến cuối năm không làm được, tôi sẽ cởi áo về vườn không làm nữa, chứ không làm theo phong trào, đánh trống bỏ dùi để nổi tiếng”.

Đến ngày 14-10-2017, chủ tịch UBND Q.1 Trần Thế Thuận ký quyết định lập tổ liên ngành trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quận. Theo đó, ông Đoàn Ngọc Hải không được tự ý xuống đường giải quyết vi phạm nữa.

Quyết định này đã chấm dứt giai đoạn công tác kiểm tra tự đô thị, an toàn giao thông trên địa bàn quận được giao gần như toàn quyền cho ông Đoàn Ngọc Hải.

Trong giai đoạn này, ông Hải dẫn đầu đoàn kiểm tra trực tiếp xử lý hàng ngàn trường hợp vi phạm, thậm chí đề xuất giáng chức, luân chuyển công tác một số cán bộ phường không làm tốt công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn, để tình trạng tái lấn chiếm diễn ra. Cách làm của ông tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Cuối đơn, ông Hải nói khi trở lại làm công dân bình thường sẽ dành thời gian nhiều hơn để suy nghĩ về các giải pháp “căn cơ”, “nhân văn”, “không làm ảnh hưởng đến mưu sinh của người nghèo” trong việc dẹp vỉa hè.

(theo https://tuoitre.vn)

Điểm mới các Nghị định nổi bật có hiệu lực từ 01/01/2018

1. Hướng dẫn chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần

Nghị định 126/2017/NĐ-CP hướng dẫn xử lý tài sản thừa hoặc thiếu so với giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đối với doanh nghiệp không còn vốn Nhà nước sau khi cổ phần hóa như sau:

– Đối với tài sản thừa: Thực hiện bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.

– Đối với tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.

Nghị định 126/2017/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011; Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015.

2. Quy định về báo cáo hàng quý đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số

Nghị định 122/2017/NĐ-CP quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả với doanh nghiệp kinh doanh xổ số; Sở giao dịch Chứng khoán (CK) & Trung tâm lưu ký CK Việt Nam.

Theo đó, định kỳ hàng quý, kết thúc năm, doanh nghiệp kinh doanh xổ số phải lập và gửi các báo cáo sau:

– Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh (Mẫu số 01/BCXS).

– Báo cáo tình hình tiêu thụ vé (Mẫu số 02/BCXS ).

– Báo cáo tình hình thực hiện kỳ hạn nợ và đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của đại lý xổ số (Mẫu số 03/BCXS).

– Báo cáo tình hình chi trả hoa hồng đại lý xổ số và chi ủy quyền trả thưởng của đại lý xổ số (Mẫu số 04/BCXS).

– Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước (Mẫu số 05/BCXS).

– Báo cáo doanh thu thực tế phát sinh theo từng địa bàn tỉnh, thành phố có phát hành xổ số điện toán và tình hình phân bổ, nộp ngân sách các tỉnh hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán của Vietlott (Mẫu số 06/BCXS).

Xem nội dung chi tiết các biểu mẫu báo cáo trên tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 122/2017/NĐ-CP ngày 13/11/2017.

3. Thủ tục nộp tiền để đảm bảo thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại (PNTM) phải nộp để bảo đảm thi hành án.

Theo đó, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, PNTM phải hoàn thành việc nộp tiền.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì thời hạn này được tính lại kể từ khi lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không còn nữa.

Việc nộp tiền để bảo đảm thi hành án được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản, nộp tiền mặt vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra hoặc cơ quan thi hành án dân sự mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan tài chính trong quân đội.

4. Áp dụng chương trình ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất ô tô

Chính phủ ban hành Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch.

Theo đó, chương trình ưu đãi thuế được áp dụng đối với doanh nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô.

Về hồ sơ đăng ký tham gia chương trình sẽ bao gồm:

– Công văn đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế theo Mẫu số 05 (01 bản chính) quy định tại Phụ lục II;

– Giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật của nhà máy (01 bản chụp có chứng thực).

Nghị định 125/2017/NĐ-CP bãi bỏ Khoản 2 Điều 4 và các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016.

(Theo https://thuvienphapluat.vn/)

Khởi tố nguyên hiệu trưởng xà xẻo gần 200 triệu đồng tiền ăn của học sinh

Khởi tố nguyên hiệu trưởng xà xẻo gần 200 triệu đồng tiền ăn của học sinh

15:54 05/01/2018
Do những sai phạm trong quản lý và có dấu hiệu khuất tất việc thu, chi tài chính nên bà Ngô Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường mầm non Tuổi Ngọc (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) đã bị cơ quan CSĐT khởi tố, bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra…

Ngày 5-1, Cơ quan CSĐT Công an quận Liên Chiểu đã cho biết: Công an quận đã có quyết định khởi tố, bắt tạm giam bà Ngô Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường mầm non Tuổi Ngọc vì liên quan đến vụ việc tiêu cực xảy ra tại Trường mầm non Tuổi Ngọc trong thời gian vừa qua.

Như Báo CAND đã có bài viết phản ánh: “Hiệu trưởng trường mầm non “ăn chặn” gần 200 triệu đồng tiền ăn của học sinh, cụ thể, từ cuối năm 2016, khi các cơ quan chức năng quận Liên Chiểu nhận được nhiều đơn thư tố cáo cho rằng bà Hòa có nhiều sai phạm trong quản lý và thu chi.

UBND quận Liên Chiểu đã chỉ đạo cơ quan thanh tra vào cuộc xác minh. Nội dung kết quả thanh tra thể hiện, giai đoạn năm 2015 – 2016, việc thực hiện thu chi các khoản như tiền học năng khiếu, tiền ăn sáng, ăn trưa, ăn xế và uống sữa của học sinh đóng ở trường mầm non Tuổi Ngọc đã xảy ra sai phạm. Những sai phạm này có tính hệ thống.

Cụ thể, tổng số tiền sai phạm được thống kê là 628,8 triệu đồng. Trong đó, bà Hòa đã lấy sử dụng cho mục đích cá nhân là 199,9 triệu đồng, gồm: 73,9 triệu đồng tiền phí năng khiếu không nhập quỹ và 126 triệu đồng tiền sữa, ăn các buổi sáng, trưa, xế của trẻ em. Hơn 428,9 triệu đồng còn lại, ban Giám hiệu sử dụng chi hoạt động của nhà trường không đúng mục đích…

 Trường mầm non Tuổi Ngọc

Đặc biệt, trong quá trình đảm nhận cương vị lãnh đạo, bà Hòa không thực hiện đúng quy trình, quy định về bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn. Ngoài ra, vị Hiệu trưởng này cũng chưa thực hiện đúng Luật Thi đua – Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn.

Nhiều nội dung không được công khai, minh bạch, khiến giáo viên bức xúc, nhiều ý kiến phản ánh lên phòng GD&ĐT quận Liên Chiểu.

Sau khi có kết luận của thanh tra, cá nhân bà Hòa bị yêu cầu hoàn trả, tự nguyện giao nộp 199,9 triệu đồng đã sử dụng cho mục đích cá nhân. Các khoản chi tiêu bất hợp lý còn lại trong trường cũng bị thanh tra kiến nghị thu hồi.

Tháng 2-2016, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu Đàm Quang Hưng ký Quyết định số 522/QĐ/UBND nhằm thi hành kỷ luật cách chức Hiệu trưởng đối với bà Hòa vì liên quan đến những sai phạm nói trên. ‘

Sự việc tiếp tục được chuyển sang cho cơ quan công an điều tra, xử lý và có kết quả như trên.

(theo http://cand.com.vn/)